Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Mt là, quy hoạch thành phố Hải Phòng phải phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của cả nước, các quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng; cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo về phát triển thành phố của Đảng và Nhà nước. Thành phố Hải Phòng là một trong số ít những địa phương đã hai lần được Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội (Nghị quyết số 32-NQ/TW khoá IX năm 2003 và Nghị quyết số 45-NQ/TW khoá XII năm 2019), trong đó xác định rõ vai trò của Hải Phòng là “một cực phát triển quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh”, là “động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước”. Hải Phòng phải “đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, sớm trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững” và cần phải “xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách có tính đột phá”…

Chủ động nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế đặc biệt về cảng biển của thành phố đối với cả miền Bắc, lợi thế của vị trí nằm trên “hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng Hải Phòng thành thành phố cảng  biển  lớn,  một  trung  tâm  kết  nối  trong  nước  và  quốc  tế,  phát  triển “ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á”, là động lực phát triển của vùng và cả nước. Mặc dù Việt Nam là quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, có nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển, nhưng thực tế, trong số 6 cụm cảng thì chỉ có 2 cụm cảng lớn phát triển thành trung tâm cảng biển của cả nước là cụm cảng số 5 (khu vực miền Đông Nam bộ) với trọng tâm là cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) ở phía Nam và cụm cảng số 1 ở vùng Đồng bằng sông Hồng với trọng tâm là cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) ở phía Bắc. Năm

2019, cụm cảng số 5 chiếm 45,4% và cụm cảng số 1 chiếm 27,7% (cả 2 cụm cảng này chiếm 2/3) tổng khối lượng vận tải biển cả nước. Sở dĩ 2 cụm cảng này phát triển được là nhờ phía sau có một “hậu phương công nghiệp” to lớn và giàu tiềm năng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tổng số 345.500 triệu USD giá trị xuất, nhập khẩu năm 2020 đi 5 cảng lớn gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu thì có gần 113.500 triệu USD là qua cảng Hải Phòng, chiếm gần 33%.

Đối với cảng Hải Phòng, “hậu phương” này bao gồm toàn bộ Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, mở rộng ra toàn bộ miền Bắc Việt Nam (tính từ Bắc Trung bộ trở ra). Trong xu thế phát triển nền kinh tế “mở”, không gian “hậu

phương công nghiệp” của Hải Phòng còn có thể mở ra Vùng Tây Nam Trung Quốc, trực tiếp là hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Đây là lợi thế mang tính độc quyền của Cảng Hải Phòng mà không có địa phương nào ở miền Bắc có được. Chỉ tính riêng các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng đã có 85/325 khu công nghiệp đang hoạt động, chiếm 26% số khu công nghiệp của cả nước. Nếu tính cả các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra và vùng núi và trung du Bắc Bộ thì có tới hơn 100 khu công nghiệp đang hoạt động và số khu công nghiệp dự định phát triển trong thời gian sắp tới, số lượng các khu công nghiệp sẽ rất lớn và tạo thành hệ thống công nghiệp rất phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp này có nhu cầu rất lớn về chuyên chở hàng hóa, vật tư cần thiết để sản xuất và xuất – nhập khẩu đường biển qua cảng Hải Phòng. Đó là chưa kể tới “hậu phương công nghiệp” từ vùng Tây Nam Trung Quốc khi “hai hành lang” phát huy tốt hiệu năng kinh tế trong phát triển. Đây là điều mà các cảng biển ở các vùng khác không có được. Gắn liền với cảng biển và vận tải biển, Việt Nam có khoảng hơn 100 nhà máy đóng tàu (từ 1.000 DWT trở lên), thì ở miền Bắc (cũng tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh) có tới 92 nhà máy.

Mặt tiền là biển, phía sau là “hậu phương công nghiệp” cả miền Bắc, đặt Hải Phòng vị thế đã và cần phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, lớn hơn. Vì vậy, Hải Phòng phải chủ động nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế độc nhất vô nhị này để phát triển lên “ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á” như yêu cầu của Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2. Hai là, đi thẳng vào một số lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại, nhất là lĩnh vực kinh tế biển để Hải Phòng thực sự đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước; sớm trở thành thành phố có công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế.

Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, có nền tảng kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ, nhất là khoa học công nghệ biển khá hơn nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Đứng trước cơ hội và áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hải Phòng cần lựa chọn một số lĩnh vực ngành nghề với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện ở Hải Phòng cũng đã có một số tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đi theo hướng này và có kết quả tốt, mở ra triển vọng có nhiều đột phá về cơ cấu kinh tế, công nghệ sản xuất và năng suất lao động, nhanh chóng nâng cao tiềm lực kinh tế và thay đổi bộ mặt đời sống xã hội và đô thị của Hải Phòng. Đồng thời, xác định chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố trên 3 trụ cột (i) phát triển chính quyền số, (ii) tạo ra giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, (iii) hình thành và phát triển môi

trường số an toàn, tiện tích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.

3. Ba là, phân bố không gian phát triển hợp lý, mở rộng không gian khu kinh tế ven biển, gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị loại đặc biệt, xanh, thông minh.

Mặc dù là một đô thị loại I trực thuộc Trung ương, nhưng cơ cấu dân cư của Hải Phòng không khác nhiều một tỉnh đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ dân cư đô thị năm 2020 mới đạt 45,4%. Diện tích đất có thể chuyển đổi sang phát triển công nghiệp và đô thị vẫn còn rất lớn. Trong những năm qua, quá trình dịch chuyển cơ cấu dân cư và đô thị thị hóa còn chậm, nên đây là một dư địa tốt và tương đối dễ để phân bố lại không gian phát triển, gắn quá trình CNH, HĐH với đô thị hóa ở Hải Phòng.

4. Bn là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia; đảm bảo an toàn cuộc sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp cả trên đất liền và trên biển, đảo; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Trong lịch sử, Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải củng cố tốt tiềm lực quốc phòng, an ninh ở mọi cấp. Ví trí cửa ngõ biển đảo phía Bắc với đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ và là nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân khiến cho yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố có ý nghĩa quốc gia cực kỳ quan trọng. Trong xã hội hiện đại, từ địa bàn hội tụ các nguồn lực phát triển, các nút giao thông trọng yếu, việc tạo ra cộng đồng chung về lợi ích sẽ góp phần tạo thế ổn định, bền vững dài lâu cho thành phố và quốc gia, mà nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo an toàn cuộc sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp cả trên đất liền lẫn trên biển có ý nghĩa quyết định.

Kết hợp đồng bộ giữa ngoại giao chính trị với công tác ngoại giao kinh tế với phương châm kinh tế xúc tiến cho chính trị, chính trị hướng dẫn và mở đường cho kinh tế. Xây dựng chiến lược đối ngoại có tầm nhìn, phát huy tinh thần chủ động hội nhập, đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đồng thời tích cực mở ra những cơ hội hợp tác mới, tập trung vào 3 trụ cột chủ yếu: (i) Công nghiệp công nghệ cao; (ii) Cảng biển và logistics; (iii) Du lịch – thương mại. Gắn kết chặt chẽ công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đối ngoại nhằm tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi, đồng thời cũng tạo thành quả, sản phẩm trực tiếp đóng góp to lớn cho công cuộc đổi

mới, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, nỗ lực hội nhập quốc tế của thành phố, từng bước đưa Hải Phòng ngang tầm với các thành phố hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

5. Năm là, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trước hết là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối thông suốt cảng biển với các các vùng nội địa, làm cơ sở cho việc phát triển mạnh dịch vụ logistics và hạ tầng phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số.

Theo Ngân hàng thế giới (1994): “Chất lượng của kết cấu hạ tầng giúp người ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong khi quốc gia kia lại thất bại… Một kết cấu hạ tầng tốt sẽ làm tăng mức sản xuất và giảm chi phí sản xuất, nhưng nó cũng cần được phát triển tương đối nhanh để duy trì các điều kiện tăng trưởng”, và “một điều chắc chắn là, năng lực của kết cấu hạ tầng và sản xuất – kinh doanh luôn đi song song với nhau. Đối với mọi nước, mức tăng

1% tổng sản phẩm trong nước thường tương ứng với mức tăng 1% tư bản của

kết cấu hạ tầng.

6. Sáu là, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế xanh, bảo đảm môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp và hấp dẫn; phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với BĐKH.

Tuy không có nhiều nguồn khoáng sản, nhưng ngoài tài nguyên có giá trị kinh tế nổi bật nhất là vị thế địa kinh tế và cảng biển, Hải Phòng còn có Vịnh Lan Hạ là tài nguyên du lịch biển rất đáng giá – một lợi thế đặc biệt nữa có thể khai thác cho phát triển. Vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Lan Hạ có thể sánh ngang Vịnh Hạ Long, “một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới”. Nói khác đi, giống như Quảng Ninh, Hải Phòng đang sở hữu một tài nguyên du lịch có thứ hạng cao trên thế giới. Về tọa độ địa lý, Vịnh Lan Hạ nối liền với Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, hợp thành một quần thể du lịch thống nhất, tạo sức hấp dẫn cộng hưởng mạnh mẽ hiếm có. Vì vậy, phát triển kinh tế xanh (cả trên đất liền và trên biển) là yêu cầu thiết yếu của việc kết hợp CNH, HĐH với đô thị hóa trong thời đại mới, đặc biệt đúng với Hải Phòng. Thêm nữa, theo dự báo, Hải Phòng cũng là một trong những địa bàn chịu tác động ảnh hưởng mạnh của BĐKH, nước biển dâng, nên việc sử dụng tài nguyên (đất, nước….) và bảo vệ môi trường cần được rất chú ý trong từng dự án, từng quyết định chính sách.

II. CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ

1. Bối cảnh liên quan đến sự phát triển thành phố trong thời gian tới

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

– Một là, diễn biến của Đại dịch Covid-19 và sự phục hồi kinh tế.

Kể từ khi Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan tràn trên thế giới từ hơn 2 năm qua, quan sát diễn biến tình hình dịch bệnh và các chính sách kinh tế ứng phó với tác động của dịch bệnh trên thế giới, có thể thấy cả thế giới, nhất là các nước nghèo đang phải đối mặt cùng lúc với 3 vấn đề lớn: y tế, an sinh xã hội và hoạt động kinh tế.

Tình hình Covid-19 vẫn đang còn tiếp tục diễn biến phức tạp và dù có được coi như một loại vi-rút cúm thông thường (về mặt y tế), nhưng những tác động tới kinh tế và xã hội thì vẫn còn tiếp tục kéo dài, chưa thể chấm dứt ngay. Vì vậy, sự phục hồi kinh tế (trong và sau dịch) có thể cần phải có thời gian, bắt đầu một cách từ từ; nhưng không loại trừ một số vùng, lĩnh vực có thể sẽ phục hồi nhanh chóng và có thể có sự chuyển đổi mạnh mẽ có tính cách mạng về cách thức tổ chức kinh doanh và công nghệ ở một số lĩnh vực.

Hải Phòng có thể sẽ là một trong những địa phương ít chịu tác động của dịch Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng là tăng trưởng kinh tế năm 2020 và 2021 vẫn rất cao, lần lượt là: 11,22% và 12,38%. Năm 2022 ước đạt 12,32%.

Do vậy, nếu diễn biến tình hình của đại dich Covid-19 không có những biến cố lớn theo chiều hướng xấu, thì có thể dự báo rằng, Hải Phòng vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng tốt trong những năm tới.

– Hai là, hệ lụy của Chiến tranh Nga – Ucraina.

– Ba là, chiều hướng phát triển kinh tế Trung Quốc và quan hệ kinh tế

Trung Quốc với các nước trong khu vực .

– Bốn là, cuộc đua tranh áp dụng công nghệ thế hệ thứ tư (4.0) để xây dựng nền kinh tế số giữa các quốc gia có thể dẫn đến hình thành một mô hình kinh tế mới trên quy mô toàn cầu.

– Năm là, cuộc đua tranh mang tính thế giới về xây dựng đô thị xanh, thông minh và đáng sống (vì con người) đặt tất cả các thành phố trên thế giới vào tâm thế phải sẵn sàng cải cách, mở cửa và đột phá phát triển.

1.2. Bối cảnh trong nước

– Mục tiêu tổng quát của đất nước thời kỳ đến năm 2030 được xác định là thành một nước “có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế…, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của người dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân…”; và “đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

– Đối với Vùng đồng bằng Sông Hồng: “Khai thác và phát huy các thế

mạnh của vùng về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn

hóa, lịch sử; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai, nhân lực chất lượng cao; phát triển nhanh mạng lưới đô thị với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đi đầu trong ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số; cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế để tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước” (Nghị quyết số 30-NQ/TW). “Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện” (Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).

– Đối với thành phố Hải Phòng, hiện đang triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025” (10/2020) và Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày

13/11/2021 của Quốc hội “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát

triển thành phố Hải Phòng”.

2. Các kịch bản phát triển

2.1. Dự báo biến động dân số

Trong bối cảnh tự do di cư tìm việc làm và định cư, sự gia tăng dân số ở các địa phương về cơ bản phản ánh môi trường sống và làm việc ở đó như thế nào. Mặt khác, với tư cách là sức lao động, một thành phần của lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định tạo ra của cải vật chất, trong những điều kiện khác không đổi, số lượng lao động sẽ là nhân tố quyết định quy mô GRDP của một địa phương. Vì thế, dự báo dân số được coi như một hợp phần không thể thiếu của các kịch bản phát triển ở thì tương lai.

Căn cứ vào diễn biến tình hình thực tế biến động dân cư 10 năm qua ở Hải

Phòng, có thể dự báo dân số thời kỳ 10 năm tới với 2 kịch bản chính như sau:

(1) Kịch bản A (Kịch bản cơ sở)

Giả định tốc độ tăng dân số của Hải Phòng là 1%/năm (như bình quân 10 năm qua: 1,01%) thì theo số liệu thống kê chính thức, quy mô dân số Hải Phòng từ mức 2.053,5 nghìn người năm 2020 sẽ tăng lên 2.158,2 nghìn người năm

2025 và 2.279,6 nghìn người năm 2030.

Thực tế, thời điểm năm 2020, có khoảng 12 vạn người đến Hải Phòng làm việc (nhưng không có trong thống kê chính thức), có một phần ở lại Hải Phòng chủ yếu dưới hình thức tạm trú tại các nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp nơi họ làm việc, một phần khác là những người lao động ở các tỉnh lân cận đến

Hải Phòng làm việc theo ca trong ngày rồi lại trở về nhà theo các xe “đưa rước nhân công” do các công ty tổ chức. Vì vậy, mặc dù cách ước tính như trên cũng có những sai số nhất định, nhưng đây là số liệu năm gốc (2020) sát với thực tế hơn cả.

Vậy, dự báo dân số Hải Phòng theo Kịch bản A (Kịch bản cơ sở) với năm

gốc 2020 là 2.179 nghìn người (số liệu của Công an thành phố), thì đến năm

2025 và 2030 sẽ là khoảng 2,3 và 2,4 triệu người.

(2) Kịch bản B (Kịch bản thực tế)

Một kịch bản tăng dân số khác có thể thực tế hơn là mức độ tăng dân số Hải Phòng 10 năm tới ngang bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của vùng ĐBSH 5 năm qua (2016-2020: 1,84%). Thực ra, đối với một địa phương, đây chưa phải là mức cao, nhất là trong thời kỳ công nghiệp bùng nổ mạnh mẽ. Ví dụ, thời kỳ 10 năm 2011-2020, dân số ở Bình Dương tăng 4,8%/năm; Bắc Ninh:

3,1%/năm; Đồng Nai: 2,1%/năm; riêng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thì 10 năm qua tăng mỗi năm 2,2%, nhưng thường xuyên có mức nhập cư ròng cao từ nhiều thập niên trước đó. Thậm chí cả vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố, thời kỳ 2011-2020 dân số tăng bình quân 2,33%/năm, trong đó giai đoạn 2016-

2020 tăng 2,61%/năm.

Nếu theo Phương án này, dự báo dân số Hải Phòng với năm gốc 2020 là

2.179 nghìn người, với mức tăng 2%/năm giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai đoạn 2026-2030 thì dân số của Hải Phòng năm 2025 sẽ là khoảng hơn 2,4 triệu người và đến năm 2030 sẽ là khoảng hơn 2,7 – 2,8 triệu người.  Số liệu này cao hơn  nhưng  gần  sát  nhất  với  số  liệu  dân  số  dự  báo  nêu  trong  Quyết  định số 821/QĐ-TTg.

Một phương án dự tính cho 10 năm tới mà Hải Phòng chỉ tương đương với mức tăng dân số bình quân của cả vùng ĐBSH 5 năm qua cũng là cách đặt vấn đề rất dè dặt, chặt chẽ. Lý do của sự dè dặt, chặt chẽ là hiện đã và đang xuất hiện hiện tượng cạnh tranh giành giật các nguồn lực phát triển giữa các địa phương, đặc biệt là vốn và lao động. Trong các dự án Quy hoạch cho thời kỳ

2021-2030, hầu như tỉnh, thành nào cũng có nhu cầu rất lớn gia tăng phát triển

công nghiệp và đô thị, vì vậy đều cần nhập cư một khối lượng lớn lao động từ

các tỉnh, thành khác. Sự bùng nổ phát triển công nghiệp ở Hải Phòng giai đoạn

2016-2020 cũng vậy, đã thu hút một lượng lao động khá lớn từ các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSH đến làm việc. Trong khi một số tỉnh trong vùng cũng bắt đầu tiếp nhận nhiều lao động nhập cư, chỉ còn Nam Định và Thái Bình hầu như có tỷ lệ xuất cư ròng cao, nhưng phần lớn trong số họ cũng hướng đến khu vực miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, theo đánh giá Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của Việt Nam (PAPI) năm 2020 thì Hải Phòng đứng thứ 10/63 tỉnh, thành được người dân lựa chọn khi muốn di cư đến. Vì vậy, có thể dự báo rằng, việc thu hút lao động nhập cư đến Hải Phòng làm việc trong thời gian tới sẽ không dễ dàng do có sự cạnh tranh lớn từ các địa phương khác.

Tuy vậy, với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, vị thế của một thành phố trực thuộc Trung ương và những cải cách về thể chế, nếu đà tăng trưởng công nghiệp của 5 năm qua vẫn được duy trì và tiếp tục mở rộng thì cơ hội đầu tư kinh doanh và chỗ làm việc sẽ tiếp tục tăng nhanh, chắc chắn Hải Phòng sẽ thực sự là điểm đến rất hấp dẫn trong 10 năm tới. Có lẽ cơ hội để thực hiện ý tưởng mà người Pháp trước kia đã từng nghĩ tới là xây dựng Hải Phòng thành Thủ đô kinh tế của xứ Đông Dương đã đến. Từ góc tiếp cận này, có thể sau năm 2030, tổng dân số Hải Phòng sẽ dần ổn định ở mức 3,5-4 triệu người, xứng tầm một thành phố lớn ở miền Bắc và cả nước.

Tổng hợp lại, các phương án dự báo tăng dân số của thành phố Hải Phòng thời kỳ đến 2030 như sau.

Bảng 7: Dự báo dân số Hải Phòng thời kỳ đến 2030 (nghìn người)

     2020    2025    2030Tăng trưởng 2021 – 2030 (%)
Kịch bản A (cơ sở)2.1792.2902.4071,0
Kịch bản B (thực tế)*2.1792.4062.7222,2

* Ghi chú: Dự báo quy mô dân số trung bình của Hải Phòng năm 2025 là khoảng 2,4 triệu người, năm 2030 khoảng 2,7-2,8 triệu người cũng tương đương như dự báo của Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng thời kỳ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050: dân số Hải Phòng đến năm 2030 khoảng 2,8-3,0 triệu người, bao gồm cả dân số định cư lẫn dân số quy đổi. Số liệu dự báo dân số Hải Phòng trong Bảng 6 nêu trên chỉ tính dân số định cư (người Hải Phòng) mà không bao gồm dân số quy đổi.

Với những căn cứ nêu trên, có thể thấy mức tăng dân số của Phương án B mặc dù cao hơn hẳn Phương án A (cơ sở), nhưng có tính thực tế hơn. Vì vậy, trong phân tích các phương án phát triển kinh tế dưới đây, quy mô dân số và nguồn lực lao động sẽ chủ yếu dựa trên các số liệu dự tính của Phương án B – Phương án được cho là mức tăng dân số có tính thực tế cao hơn.

2.2. Dự báo tăng trưởng kinh tế

Dự báo các kịch bản tăng trưởng kinh tế

Các kịch bản phát triển kinh tế của Hải Phòng cho thời kỳ đến năm 2030 và lực chọn thực ra đã được các cơ quan quản lý tiến hành và công bố. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của Hải Phòng thời kỳ 2021-2025 và đến 2030 đã được nêu trong Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 (10/2020). Cụ thể như sau:

Bảng 8: Nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng thời kỳ 2021-2030

    TT    Chỉ tiêu  Nghị quyết 45-NQ/TW  QĐ 821/QĐ- TTgChương trình 76- CTr/TU  Đại hội XVI Đảng bộ HP
1Tăng trưởng kinh tế (%)
 2021-202513,0*13,016**14,5
 2026-203012,512,515
2GRDP BQ/người (USD)
   2025  14.74014.740 (150 tr. đồng)  14.740  11.800
   2030  29.90029.887 (256 tr. đồng)  29.900  –
3GRDP Hải Phòng/cả nước (%)
 20256,46,386,46,4
 20308,28,28,2
4GRDP HP/vùng KTTĐBB (%)
 202523,723,723,723,7
 203028,328,328,3
5Tổng đầu tư xã hội (Triệu tỷ đồng)
 2021-20251,51,2
 2026-20303,2

Ghi chú: * 2018-2025

**2019-2025

(1) Kịch bản 1 (Kịch bản cơ sở)

Kịch bản cơ sở dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm tới (2021-2030) tương đương với mức tăng trưởng bình quân 10 năm qua (2011-2020) của Hải Phòng là 10,5%/năm. Kịch bản này có mức tăng trưởng thấp hơn mức được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW, Quyết định số 821/QĐ-TTg, Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy Hải Phòng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI (13-14,5%/năm).

Theo kịch bản này, về cơ bản các điều kiện về thể chế, nguồn lực không có những thay đổi có tính đột biến. Tính hiệu quả của vốn đầu tư (chỉ số ICOR) và mức tăng lao động cũng được giả định về cơ bản tương tự như thời kỳ 10 năm trước. Mức tăng trưởng qua từng năm có thể có sự tăng giảm khác nhau, nhưng bình quân chung của cả thời kỳ 10 năm thì vẫn duy trì được mức bình quân của 10 năm trước.

Với những giả định như trên, quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng

vào các năm 2025 và 2030 cụ thể như sau:

Bảng 9: Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 2021-2030

theo Phương án cơ sở (%)

 2016-20202021-20252026-20302021-2030
GRDP13,910,510,510,5
– Nông, lâm thủy sản1,71,30,71,0
– Công nghiệp – XD20,313,012,512,7
– Dịch vụ10,38,78,38,5
– Thuế SP trừ trợ cấp SP5,73,83,73,7

Bảng 10: Dự kiến quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng 2021-2030

theo Phương án cơ sở

 202020252030
Tổng GRDP (Tỷ đ; giá ss 2010)190.247313.714516.335
– Nông, lâm thủy sản7.3447.8348.112
– Công nghiệp – Xây dựng98.422181.337326.775
– Các ngành dịch vụ72.767110.428164.522
– Thuế SP trừ trợ cấp SP11.71314.11516.926
Tổng GRDP (Tỷ đồng; giá hh)276.408664.3451.421.872
– Nông, lâm thủy sản12.64413.95117.062
– Công nghiệp – Xây dựng136.687336.159723.733
– Các ngành dịch vụ110.386277.696608.561
– Thuế SP trừ trợ cấp SP16.69136.53972.516
Cơ cấu (%)100,0100,0100,0
– Nông, lâm thủy sản4,62,11,2
– Công nghiệp – Xây dựng49,550,650,9
– Các ngành dịch vụ39,541,842,8
– Thuế SP trừ trợ cấp SP6,25,55,1

Với quy mô kinh tế nêu trên, theo giả định mức tăng dân số theo 2 phương án, thì dự tính GRDP/người của Hải Phòng vào các năm 2025 và 2030 như sau:

Bảng 11: Dự kiến GRDP/người của Hải Phòng các năm 2025 và 2030

theo Phương án cơ sở (Đơn vị: triệu đồng/người)

 202020252030
I. Tính theo giá so sánh 2010   
I.1. Tính trên dân số của Phương án A93137215
I.2. Tính trên dân số của Phương án B93130190
II. Tính theo giá hiện hành   
II.1. Tính trên dân số của Phương án A135260483
– Tính theo USD5.80010.67818.747
II.2. Tính trên dân số của Phương án B135247427
– Tính theo USD5.80010.16516.578

Ghi chú:

– Dân số năm 2020: 2.053,5 nghìn người (NGTK)

– Tỷ giá dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2025: 1 USD = 24.314 đồng;

năm 2030: 1 USD = 25.758 đồng.

Nếu theo Phương án cơ sở (tăng trưởng 10,5%/năm, tương đương như 10 năm trước), dù dự tính dân số có theo phương án nào thì GRDP/người (tính theo VND/người – giá hiện hành) cũng vẫn CAO HƠN mức đã được xác định trong Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025). Nhưng tính theo USD/người thì sẽ THẤP HƠN  mức đã  được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày

24/1/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025)6.

Về chỉ tiêu GRDP Hải Phòng/cả nước (tính theo giá hiện hành) thì tỷ lệ đến năm 2025 là 4,6% và năm 2030 là 5,2% THẤP HƠN chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo mức vốn đầu tư cần thiết phải huy động theo Phương án này cho

từng giai đoạn như sau:

– Theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2021-2025: 543 nghìn tỷ đồng, bằng

1,4 lần giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2026-2030 là 831 nghìn tỷ đồng, bằng

1,5 lần giai đoạn 2021-2025.

– Theo giá hiện hành, giai đoạn 2021-2025: 1.030 nghìn tỷ đồng và giai

đoạn 2026-2030 là 1.870 nghìn tỷ đồng, bằng 1,9 lần giai đoạn 2021-2025.

Bảng 12: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021 – 2030 của Hải Phòng theo Phương án cơ sở (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

 2016-20202021-20252026-20302021-2030
Vốn đầu tư (giá ss 2010)388,85438311.374
Vốn đầu tư (giá hh)523,31.0301.8702.900
GRDP (giá hh)1.0602.2464.5446.790
Vốn đầu tư/GRDP (%; giá hh)49,445,841,242,7

6 Theo Quyết định số 821/QĐ-TTg (Bảng 8): GRDP bình quân đầu người năm 2025 là: 150 triệu đồng (tương đương với 14.740 USD), tương ứng với tỷ giá là 1 USD = 10.176 đồng. Năm 2030 là: 256 triệu đồng (tương đương với 29.900 USD), tương ứng với tỷ giá là 1 USD = 8.562 đồng. Nếu theo tỷ giá này, thì các chỉ tiêu USD/người của Hải Phòng vượt các chỉ tiêu USD/người trong Bảng 8. Vì tính theo dân số Phương án A thì năm 2025, GRDP/người tính theo USD của Hải Phòng đạt gần 25.537 USD (260 triệu đồng:10.176 đồng) và đến năm 2030 là 56.623 USD (485 triệu đồng:8.562 đồng). Nếu tính theo dân số Phương án B thì năm 2025

GRDP/người của Hải Phòng đạt gần 24.309 USD (247 triệu đồng:10.176 đồng); năm 2030 là 50.069 USD (429

triệu đồng: 8.562 đồng).

Hệ số ICOR (giá ss 2010)4,34,03,83,9

(2) Kịch bản 2 (Kịch bản tăng trưởng cao)

Kịch bản tăng trưởng cao dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm tới (2021-2030) khoảng 13,5%/năm, cao hơn với mức tăng trưởng bình quân 10 năm (2011-2020) của Hải Phòng (khoảng 10,4%/năm); trong đó giai đoạn 2021-2025 khoảng 13,0%/năm và giai đoạn 2026-2030 khoảng 14,0%. Đây là mức tăng trưởng tương đương như trong Nghị quyết 45-NQ/TW và Quyết định số 821/QĐ-TTg và thấp hơn mức được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI giai đoạn 2021-2025 (14,5%/năm).

Thực tế các năm 2021 và 2022, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng là 12,38% và 12,32%. Như vậy, để giai đoạn 2021 -2025 tăng được 13,0%/ năm, các năm từ 2023 đến 2025 mỗi năm cần tăng 13,4%.

Theo kịch bản này, về cơ bản các điều kiện về thể chế vẫn tiếp tục được cải thiện và duy trì ở nhóm 10 tỉnh/thành phố có các chỉ số về cải cách thể chế, các nguồn lực tự nhiên, vốn và con người được huy động ngày càng nhiều cho phát triển. Một loạt các công trình lớn đã dự tính được đồng loạt triển khai và đảm bảo đúng tiến độ theo cam kết. Riêng tính hiệu quả của vốn đầu tư (chỉ số ICOR) được giả định về cơ bản tương tự như thời kỳ 10 năm trước. Mức tăng trưởng qua từng năm có thể có sự tăng giảm khác nhau, nhưng bình quân chung của cả thời kỳ 10 năm thì vẫn duy trì được mức bình quân cao, tuy có thấp hơn chút ít so với bình quân của 5 năm 2016-2020 (khoảng 13,9%/năm).

Với những giả định như trên, Quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng vào các năm 2025 và 2030 cụ thể như sau:

Bảng 13: Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 2021-2030

theo Phương án tăng trưởng cao (%)

 2016-20202021-20252026-20302021-2030
GRDP13,913,014,013,5
– Nông, lâm thủy sản1,71,00,90,9
– Công nghiệp – XD20,314,915,715,3
– Dịch vụ10,312,312,812,5
– Thuế SP trừ trợ cấp SP5,75,65,55,6

Bảng 14: Dự kiến quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng 2021-2030 theo

Phương án tăng trưởng cao

   2020  2025  2030
  Tổng GRDP (Tỷ đ; giá ss 2010)  190.247  350.518  674.892
  – Nông, lâm thủy sản  7.344  7.719  8.073
  – Công nghiệp – Xây dựng  98.422  197.447  409.371
  – Các ngành dịch vụ  72.767  129.967  237.343
  – Thuế SP trừ trợ cấp SP  11.713  15.385  20.105
  Tổng GRDP (Tỷ đồng; giá hh)  276.408  664.345  1.519.226
  – Nông, lâm thủy sản  12.644  16.874  15.192
  – Công nghiệp – Xây dựng  136.687  341.208  785.440
  – Các ngành dịch vụ  110.386  269.060  656.305
  – Thuế SP trừ trợ cấp SP  16.691  37.203  62.288
Cơ cấu (%)100,0100,0100,0
– Nông, lâm thủy sản4,62,51,0
– Công nghiệp – Xây dựng49,551,451,7
– Các ngành dịch vụ39,540,543,2
– Thuế SP trừ trợ cấp SP6,25,64,1

Với quy mô kinh tế nêu trên, dự tính GRDP/người của Hải Phòng vào các

năm 2025 và 2030 như sau:

Bảng 15: Dự kiến GRDP/người của Hải Phòng các năm 2025 và 2030 theo Phương án tăng trưởng cao

 202020252030
I. Tính theo giá so sánh 2010   
I.1. Tính trên dân số của Phương án A93153280
I.2. Tính trên dân số của Phương án B93146248
II. Tính theo giá hiện hành   
II.1. Tính trên dân số của Phương án A135290631
  – Tính theo USD/người  5.800  11.931  24.504
II.2. Tính trên dân số của Phương án B135276558
– Tính theo USD/người5.80011.35621.668

Ghi chú:

– Dân số năm 2020: 2.053,5 nghìn người (NGTK)

– Tỷ giá dự báo của Tổng cục thống kê năm 2025: 1 USD = 24.314 đồng;

năm 2030: 1 USD = 25.758 đồng.

Nếu theo Phương án tăng trưởng cao dù dự tính dân số có theo phương án nào thì về cơ bản GRDP/người theo giá hiện hành cũng cao hơn so với mức đã được xác định trong Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tuy nhiên, tính theo USD/người thì còn thấp hơn mức đã được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025)7.

Về chỉ tiêu tỷ trọng GRDP Hải Phòng/cả nước (tính theo giá hiện hành) đến năm 2025 khoảng 5,1% và năm 2030 khoảng 6,8%. Ở cả 2 thời điểm đều thấp hơn so với các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW và Quyết định số 821/QĐ-TTg (6,4% và 8,2% ở hai thời điểm 2025 và 2030).

Dự báo mức vốn đầu tư cần thiết phải huy động theo Phương án này cho

từng giai đoạn như sau:

– Theo giá so sánh 2010, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 2021-2030 khoảng

1.872 nghìn tỷ. Trong đó giai đoạn 2021-2025 là 645 nghìn tỷ đồng; giai đoạn

2026-2030 là 1.127 nghìn tỷ đồng, bằng 1,9 lần giai đoạn 2021-2025.

– Theo giá hiện hành, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 2021-2030 là 3.985 nghìn tỷ. Trong đó giai đoạn 2021-2025: 1.222 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2026-

2030 là 2.763 nghìn tỷ đồng, bằng 2,3 lần giai đoạn 2021-2025.

Bảng 16: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021 – 2030 của Hải Phòng

theo Phương án tăng trưởng cao (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

 2016-20202021-20252026 -20302021-2030
Vốn đầu tư (giá ss 2010)388,86451.1271.872
Vốn đầu tư (giá hh)523,31.2222.7633.985
Vốn đầu tư/GRDP (%; giá hh)49,446,346,546,4
Hệ số ICOR (giá ss 2010)4,34,03,83,9

(3) Kịch bản 3 (Kịch bản đột phá)

Kịch bản tăng trưởng đột phá dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm tới (2021-2030) là khoảng 17%/năm, tương đương với mức tăng trưởng của Hải Phòng năm 2018 là 16,2%, năm 2019 là 17,4%; bình quân 2 năm này là 16,8%/năm.

Kịch bản này có mức tăng trưởng cao hơn nhiều mức được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI (14,5%/năm) cũng như mức của Nghị quyết số 45-NQ/TW và Quyết định số 821/QĐ-TTg (13%/năm). Tuy cao, nhưng là mức thực tế Hải Phòng đã đạt được trong các năm 2018 và 2019.

Kịch bản này đòi hỏi có sự đột phá, trước hết là các điều kiện về thể chế. Ngoài việc thực hiện tốt những quy định được ghi nhận trong Nghị quyết số

35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội Về thí điểm một số cơ chế, chính

sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, còn cần có những chính sách đột phá mạnh mẽ hơn nữa, ví dụ cho phép Hải Phòng (thí điểm) xây dựng Khu Thương mại tự do, triển khai xây dựng ngay cảng Nam Đồ Sơn, sân bay quốc tế Tiên Lãng, phân cấp quản lý nhà nước mạnh hơn nữa…. Đồng thời, Hải Phòng phải tiếp tục cải cách, duy trì thường xuyên ở nhóm 5 tỉnh/thành phố có các chỉ số về cải cách thể chế; các nguồn lực tự nhiên, vốn và con người được huy động ngày càng nhiều và có mức tăng trưởng đột phá cho phát triển. Tất cả các công trình lớn đã dự tính và tiếp tục xác định được đồng loạt triển khai và đảm bảo đúng tiến độ theo cam kết. Riêng chỉ số ICOR được giả định về cơ bản tương tự như thời kỳ 10 năm trước. Mức tăng trưởng qua từng năm có thể có sự tăng giảm khác nhau, nhưng duy trì được mức bình quân khoảng 17%/năm trong suốt

10 năm.

Với những giả định như trên, Quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng vào các năm 2025 và 2030 cụ thể như sau:

Bảng 17: Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 2021-2030

theo Phương án đột phá (%)

 2016-20202021-20252026-20302021-2030
GRDP13,916,018,017,0
– Nông, lâm thủy sản1,71,31,41,3
– Công nghiệp – xây dựng20,318,519,018,7
– Dịch vụ10,315,018,016,5
– Thuế SP trừ trợ cấp SP5,75,56,56,0

Với quy mô kinh tế nêu trên, theo giả định mức tăng dân số theo 2 phương án thì dự tính GRDP/người của Hải Phòng vào các năm 2025 và 2030 như sau.

Bảng 18: Dự kiến quy mô và cơ cấu kinh tế của Hải Phòng 2021-2030 theo Phương án tăng trưởng đột phá

   2020  2025  2030
  Tổng GRDP (Tỷ đ; giá ss 2010)  190.247  399.480  913.010
  – Nông, lâm thủy sản  7.344  7.835  8.400
  – Công nghiệp – Xây dựng  98.422  229.975  548.800
  – Các ngành dịch vụ  72.767  146.360  334.840
  – Thuế SP trừ trợ cấp SP  11.713  15.310  20.970
  Tổng GRDP (Tỷ đồng; giá hh)  276.408  757.145  2.055.260
  – Nông, lâm thủy sản  12.644  16.655  20.550
  – Công nghiệp – Xây dựng  136.687  374.790  1.007.080
  – Các ngành dịch vụ  110.386  321.785  914.590
  – Thuế SP trừ trợ cấp SP  16.691  43.915  113.040
Cơ cấu (%)100,0100,0100,0
– Nông, lâm thủy sản4,62,21,0
– Công nghiệp – Xây dựng49,549,048,5
– Các ngành dịch vụ39,542,544,5
– Thuế SP trừ trợ cấp SP6,26,36,0

Bảng 19: Dự kiến GRDP/người của Hải Phòng các năm 2025 và 2030

theo Phương án đột phá (Đơn vị: triệu đồng/người)

 202020252030
I. Tính theo giá so sánh 2010   
I.1. Tính trên dân số của Phương án A93174379
I.2. Tính trên dân số của Phương án B93166335
II. Tính theo giá hiện hành   
II.1. Tính trên dân số của Phương án A135330854
  – Tính theo USD/người  5.800  13.600  33.150
II.2. Tính trên dân số của Phương án B135315755
– Tính theo USD/người  5.800  12.950  29.310

Ghi chú:

– Dân số năm 2020: 2.053,5 nghìn người (NGTK)

– Tỷ giá dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2025: 1 USD = 24.314 đồng;

năm 2030: 1 USD = 25.758 đồng.

Nếu  theo  Phương  án  đột  phá,  giai  đoạn  2021  –  2025,  tăng  trưởng

16%/năm thì GRDP/người (theo giá hiện hành) vượt mức đã được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Nếu tính theo USD/người thì năm 2025 còn thấp hơn mức đã được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 821/QĐ- TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025), nhưng đến năm 2030 thì lại vượt chỉ tiêu.

Về chỉ tiêu tỷ lệ GRDP Hải Phòng/cả nước (theo giá hiện hành) đến năm

2025 là 5,8%, thấp hơn chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (6,4%). Nhưng đến năm 2030 thì GRDP Hải Phòng/cả nước chiếm 9,2%, cao hơn so với chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW và Quyết định số 821/QĐ-TTg (8,2%).

Dự báo mức vốn đầu tư cần thiết phải huy động theo Phương án này cho

từng giai đoạn như sau:

– Theo giá so sánh 2010, tổng vốn đầu tư gai đoạn 2021 – 2030 là 2.780 nghìn tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2021-2025: 830 nghìn tỷ đồng, bằng 2,1 lần giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2026-2030 là 1.950 nghìn tỷ đồng, bằng 2,3 lần giai đoạn 2021-2025.

– Theo giá hiện hành, tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2030 là 5.970 nghìn tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2021-2025 1.580 nghìn tỷ đồng, bằng 3,0 lần giai đoạn 2016-2020; giai đoạn 2026-2030 là 4.390 nghìn tỷ đồng, bằng 2,8 lần giai đoạn 2021-2025.

Bảng 20: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021 – 2030 của Hải Phòng

theo Phương án tăng trưởng đột phá (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

 2016-20202021-20252026-20302021-2030
Vốn đầu tư (giá ss 2010)388,88301.9502.780
Vốn đầu tư (giá hh)523,31.5804.3905.970
GRDP (giá hh)1.0602.6347.1709.804
Vốn đầu tư/GRDP (%; giá hh)49,460,261,361,0
Hệ số ICOR (giá ss 2010)4,34,03,83,9

(4) Luận chứng lựa chọn phương án

Như phân tích ở trên, Phương án 1 (tăng trưởng 10,5%/năm như mức bình quân 10 năm trước) không đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển thành phố đã được Trung ương giao nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như quyết tâm chính trị của thành phố được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 nên đề nghị không chọn.

Phương án 3 là phương án rất đáng được kỳ vọng (17,0%/năm), nhưng đòi hỏi thành phố phải có quyết tâm chính trị và nỗ lực rất cao mới có thể đạt được. Đề nghị coi đây là phương án phấn đấu cao.

Phương án 2 tuy là gọi là Phương án tăng trưởng cao (13,5%/năm), đáp ứng tốt các nhiệm vụ phát triển thành phố đã được Trung ương giao nêu trong Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, tuy đòi hỏi sự cố gắng cải cách rất lớn, nhưng khả năng thực hiện khá cao, nên đề nghị coi là Phương án chọn, nếu như không chọn Phương án đột phá.

Để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng, 3 vấn

đề lớn về nguồn lực nhất định phải có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Đó là:

(1) Thứ nhất: thu hút vốn đầu tư.

Lượng vốn đầu tư tính toán nêu trên dựa trên giả định hiệu quả vốn đầu tư tốt hơn so với giai đoạn 5 năm trước (ICOR = 4,3) và tốt hơn so với mức bình quân chung quốc gia (hơn 6,0). Theo kết quả tổng hợp nguồn vốn đầu tư từ một số công trình, dự án trọng điểm hiện đã được xác định cho giai đoạn 2021-2025 mới đạt khoảng 500 nghìn tỷ đồng (chiếm 40,9% tổng nhu cầu đầu tư). Như vậy, so với Phương án tăng trưởng cao còn thiếu khoảng 722 nghìn tỷ đồng và so với Phương án đột phá còn thiếu khoảng 1.102 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn đầu tư cần được thành phố đặc biệt lưu ý. Trước mắt cũng đã có một số dự án được các nhà đầu tư quan tâm, ví dụ như một số dự án điện gió, trong đó có Dự án điện gió ở vùng biển ngoài khơi Hải Phòng do Tập đoàn điện gió Orsted (Đan Mạch) đề xuất (tổng công suất khoảng 3.900 MW, tổng vốn đề xuất 13,6 tỷ USD – tương đương khoảng 260 nghìn tỷ đồng).

(2) Thứ hai, phân bổ đất đai

Với tư cách là một thành phố trực thuộc Trung ương và là thành phố cảng, có sứ mệnh đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH (trong bối cảnh mới) và là động lực phát triển kinh tế của miền Bắc và cả nước, chắc chắn nhu cầu chuyển một

phần đất nông nghiệp (đang có hiệu quả kinh tế thấp) sang sử dụng làm đất công nghiệp, đất làm kho bãi, bến cảng, giao thông, đất đô thị… (có hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần) phải được đặt ra.

Hiện nay, căn cứ theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ

2021-2025, diện tích đất khu công nghiệp năm 2025 là 7.262ha; năm 2030 là

8.710ha. So với diện tích đã được phê duyệt là 5.784 ha thì trong 5 năm 2021-

2025 chỉ tăng thêm 1.478 ha, mới đạt 1/2 nhu cầu phát triển đặt ra. Vì vậy, cần xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép sửa đổi tỷ lệ phân bổ để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển công nghiệp, kho bãi, bến cảng…. tương xứng với sứ mệnh mà thành phố đang gánh vác.

(3) Thứ ba, thu hút nhân lực

Như trên đã nêu, nhân lực đang có nguy cơ bị thiếu hụt do hầu như tất cả các địa phương đều có kế hoạch phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế phi nông nghiệp tập trung nên cần một lượng lao động nhập cư ngày càng lớn. Trên phạm vi toàn quốc, những vùng đô thị và công nghiệp chắc chắn sẽ là nơi cạnh tranh thu hút nhân lực, trong khi một số vùng khó khăn, kinh tế chậm phát triển, xu hướng di cư ròng vẫn tiếp tục diễn ra trong 10 năm tới. Đối với vùng xuất cư, nhiệm vụ trọng tâm là quản trị sự “rút lui” về dân số một cách có trật tự. Ngược lại, những địa phương nhập cư ròng (trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nhân lực), cần có kế hoạch tổng thể việc làm – hạ tầng xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục…) – và môi trường phù hợp và có tính cạnh tranh để gia tăng nguồn nhân lực phục vụ phát triển. Vì vậy, một vấn đề mới với Hải Phòng là, bên cạnh việc tập trung giải quyết vấn đề thu hút vốn và cơ cấu lại diện tích đất theo mục đích sử dụng, cần đồng thời quan tâm thỏa đáng tới vấn đề thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ

1. Mục tiêu tổng quát

Nội dung mục tiêu phát triển tổng quát thành phố Hải Phòng được ghi rõ trong Nghị quyết số 45-NQ/TW (24/01/2019) của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa chỉ đạo, phấn đấu đối với thành phố trong 10 – 30 năm tới. Cụ thể là:

“Mục tiêu tổng quát thời kỳ đến năm 2030: Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng, của Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng

tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

– Tầm nhìn đến năm 2045: Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

Đây là những mục tiêu thể hiện khát vọng lớn mà lãnh đạo cấp cao nhất của quốc gia kỳ vọng và giao nhiệm vụ cho Hải Phòng, với 8 điểm nhấn rất đáng chú ý sau:

1. Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa;

2. Hải Phòng phải là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước;

3. Hải Phòng phải có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại;

4. Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại;

5. Hải Phòng phải là trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,

ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển;

6. Đời sống của nhân dân Hải Phòng cao ngang tầm với các thành phố

tiêu biểu ở Châu Á;

7. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ

vững.

8. Đến năm 2045, Hải Phòng là thành phố có trình độ phát triển cao trong

nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

Những mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết số 45-NQ/TW xác định đến năm 2045 về cơ bản cũng là mục tiêu thể hiện tầm nhìn của quy hoạch thành phố Hải Phòng đến 2050, phấn đấu khôi phục vị thế trung tâm phát triển đứng thứ 3 của Việt Nam.

2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Chỉ tiêu về kinh tế

(1) Tỷ trọng đóng góp GRDP của thành phố Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm;

(2) Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,0%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4,1%;

(3) GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu

đồng/năm, tương đương khoảng 21.700 USD;

(4) Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 đạt 56 – 59%;

(5) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 8,9 – 10,7%/năm;

(6) Kinh tế số đạt khoảng 40% GRDP thành phố;

(7) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào năm 2030 đạt 300 – 310 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 90 – 98 nghìn tỷ đồng;

(Chi tiết tại Phụ lục 01)

2.2. Chỉ tiêu về xã hội

(1) Duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố ở nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước;

(2) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 85%; Tiểu học đạt

95%; Trung học cơ sở đạt 90%; Trung học phổ thông đạt 90%.

(3) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52%;

(4) Số giường bệnh/vạn dân đạt 45 giường; số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt

16 bác sỹ;

(5) Tỷ lệ hộ nghèo dưới 0,1%;

(6) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98%; (7)  Giải quyết việc làm cho trên 6 vạn lượt lao động/năm; (8) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3,0%;

(9) Có 100% đơn vị hành chính cấp xã, 60% đơn vị hành chính cấp huyện

có Trung tâm văn hóa – thông tin đạt chuẩn theo quy định.

2.3. Chỉ tiêu về môi trường

(1) Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 100%;

(2) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%;

(3) Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp và đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%;

(4) Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 9% của tổng diện tích tự nhiên.

2.4. Về không gian và kết cấu hạ tầng

(1) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74 – 76%;

(2) Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Thành lập thành phố

thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên; hoàn thành việc chuyển đổi

50% số huyện thành đơn vị hành chính quận;

(3) Giai đoạn 2021 – 2030, diện tích sàn nhà ở xã hội tăng thêm khoảng

3,5 triệu m2.

(4) Có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao; thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

2.5. Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

(1) Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

(2) Hoàn thành 100% chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự; 100% chỉ tiêu xây dựng lực

lượng dự bị động viên;

(3) Tỷ lệ phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt 100%;

(4) Tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án hình sự đạt tỷ lệ trên 92%.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới. Kinh tế thành phố vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng và chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, phát huy. Môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

0908 551 477