I. Giới thiệu chung.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp Tây Nguyên cần phải có đội ngũ những nhà khoa học mạnh cùng với cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, các phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại…Do đó, việc lập dự án đầu tư xây dựng Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên là yêu cầu cần thiết.
II. Mục tiêu đầu tư của dự án.
1. Mục tiêu tổng quát.
Đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật nền tảng để từng bước đưa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên trở thành Viện nghiên cứu toàn diện và tiên tiến về khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của Viện với hình thức kiến trúc hiện đại mang đặc trưng Tây Nguyên, đẹp về mỹ quan, bảo đảm vệ sinh môi trường và hợp lý trong công năng sử dụng.
2. Mục tiêu cụ thể.
Đầu tư xây dựng một khu trung tâm hành chính và nghiên cứu trên một khu đất có diện tích 02 ha. Gồm khu nhà điều hành một trệt hai lầu trong đó bố trí 7 phòng thí nghiệm sử dụng trang thiết bị hiện có và đầu tư bổ sung thêm một số trang thiết bị mới.
9 Bộ môn nghiên cứu và một Trung tâm Khuyến nông. Xây dựng các công trình phụ trợ khác như đường giao thông nội bộ, sân bãi, hoa viên, nhà khách, nhà để xe máy, nhà bảo vệ, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mặt, hệ thống thoát nước các phòng thí nghiệm, hàng rào…
III. Tổng hợp diện tích sử dụng đất.
STT | Danh mục | Diện tích (m2) | Tỷ lệ (%) |
1 | Công trình xây dựng | 4.221,30 | 20,95% |
2 | Công trình giao thông + sân bãi | 5.123,04 | 25.42% |
3 | Cây xanh + hoa cỏ | 7.265,44 | 36,06% |
4 | Đất dự trữ | 3.540,72 | 17.57% |
Tổng | 20.150,50 | 100.00% |
- Mật độ xây dựng tối đa: 46.37%.
- Hệ số sử dụng đất: 0.29.
IV. Trang thiết bị cần đầu tư mới.
Mặc dù Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã được xác lập với tư cách là một Viện nghiên cứu đa ngành lớn ở Tây Nguyên, tuy nhiên với quan điểm đầu tư phát triển Viện phải tính đến hiệu quả và phù hợp với từng giai đọan phát triển kinh tế xã hội của vùng, trong đó có tính đến nguồn nhân lực nghiên cứu của Viện.
Do đó, Viện chỉ đề nghị được đầu tư thêm một số các trang thiết bị thật cần thiết cho công tác nghiên cứu thí nghiệm. Việc lựa chọn trang thiết bị thực hiện theo phương châm:
- Ưu tiên những thiết bị còn thiếu để phục vụ trực tiếp các nội dung nghiên cứu, ứng dụng thiết thực, trong tầm sử dụng của Viện đồng thời phát huy được vai trò của chúng ngay trong những năm trước mắt.
- Trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu vi sinh vật bệnh cây và côn trùng; các thí nghiệm lý hóa sinh và phân tích AND, tăng cường cho phòng phân tích và kiểm nghiệm thức ăn gia súc.
- Tránh trùng lắp trong cùng một phòng, bộ môn.
- Chọn các thiết bị phù hợp có trình độ công nghệ cao, tránh lạc hậu.
V. Phương án tổ chứa mặt bằng dự án.
TT | Hạng mục | Diện tích xây dựng (m2) |
1 | Nhà hành chính | 344 |
2 | Nhà thí nghiệm 1 | 927 |
3 | Nhà thí nghiệm 2 | 781 |
4 | Nhà nghỉ chuyên gia | 120 |
5 | Nhà ăn | 250 |
6 | Gara ôtô | 250 |
7 | Nhà để xe đạp xe máy | 375 |
8 | Kho vật tư | 200 |
9 | Trạm bơm, bể chứa nước | 100 |
10 | Nhà bảo vệ | 24 |
11 | Sân đường bãi đỗ xe | 4.200 |
12 | Khu thể thao giải trí | 2.500 |
13 | Qũy đất dành cho cây xanh và phát triển khi cần thiết | 9.929 |
VI. Tổng mức đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án là 19.643.299.831 đồng ( Mười chín tỷ sáu trăm bốn mươi ba triệu hai trăm chín mươi chín ngàn tám trăm ba mốt đồng). Trong đó gồm:
- Chi phí xây dựng: 13.358.954.011 đồng.
- Chi phí trang thiết bị: 2.746.000.000 đồng.
- Chi phí khác: 1.752.591.290 đồng.
- Chi phí dự phòng: 1.785.754.530 đồng.
VII. Đánh giá hiệu quả của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Viện KH-KT Nông Lâm nghiệp giai đọan này là một bước xây dựng một Viện Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Nông Lâm nghiệp toàn diện cho vùng Tây Nguyên, Dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như sau:
- Nâng cao được năng lực nghiên cứu, đủ sức đáp ứng các yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của thực tiễn sản xuất Nông Lâm nghiệp trong vùng. Viện sẽ đóng vai trò chủ đạo trong công tác chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống mới và các công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến, thị trường và các khía cạnh kinh tế- xã hội-mội trường. Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu sẽ tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế Nông Lâm nghiệp chủ lực của vùng, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, chuyển giao khoa học công nghệ đối với các loại cây trồng vật nuôi chính và có khả năng phát triển ở Tây Nguyên như: Cà phê, ca cao, dâu tằm, cao su, hồ tiêu, điều, ngô, bông, đậu tương, lúa, bò sữa, bò thịt…
- Nâng cao được vai trò nghiên cứu, đề xuất các vấn đề kinh tế kỹ thuật để phát triển ngành nghề rừng, góp phần tạo dựng các khu rừng thâm canh, năng suất, hiệu quả cao, đưa nghề rừng ở Tây Nguyên thành một ngành sản xuất chủ lực trong cơ cấu kinh tế của toàn vùng.
- Nâng cao được năng lực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.