Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái núi Con Rùa

I. Sự cần thiết lập dự án.

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một “hướng đi mới”, bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá… Thành phố Bắc Ninh nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung cũng đã có một số mô hình du lịch. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch trải nghiệm thì số lượng các trang trại mang tính giáo dục, phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của học sinh, phụ huynh và du khách còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi ngày càng cao.

Nam Sơn là một xã thuộc Thành phố Bắc Ninh có thế mạnh về nông nghiệp, chỉ cách trung tâm các thành phố không xa, là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp kết hợp với điều kiện vị trí nằm ngay núi con Rùa, là điều kiện quan trọng phát triển du lịch sinh thái.

Đây là lợi thế để có thể thu hút khách du lịch muốn có trải nghiệm “làm nông dân, thưởng ngoạn khung cảnh thôn quê” – trở về với bình yên của cuộc sống cuối tuần; cùng với việc thưởng thức các loại cây trái, sản phẩm vật nuôi hữu cơ đặc sản của trang trại.

Tuy nhiên, từ những nền tảng ban đầu đó đến việc xây dựng “Dự án Đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái núi con Rùa” thành một địa chỉ du lịch sinh thái một cách đa năng thì việc đầu tư xây dựng dự án là yêu cầu cần thiết để phát triển trong tình hình hiện nay.

II. Mục tiêu của dự án.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của thông qua tăng cường năng lực sản xuất, điều hành và hoạt động kinh doanh. Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
  • Hướng đến mô hình du lịch trải nghiệm, nghỉ cuối tuần, thư giản theo mô hình khép kín với tiêu chí du khách được tham gia tất cả các khâu từ sản xuất đến hưởng thụ thành quả từ hoạt động, xây dựng thương hiệu thông qua du lịch và trải nghiệm thực tế, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Hình thành chuỗi liên kết sản xuất hữu cơ (Organic) cho tất cả các đối tượng nông nghiệp của dự án, chế biến, cung cấp sản phẩm cho du khách thưởng thức tại chổ và có quầy bán thực phẩm sạch cho du khách.

III. Quy mô đầu tư của dự án.

1.    Các khu dịch vụ chức năng. Gồm 6 khu:

  • Khu nhà lễ tân: Điểm bán vé, check in, giới thiệu các sản phẩm của nông trại.
  • Khu nhà hàng: Phục vụ ăn uống, tiệc nướng, tiệc buffet, đặc sản.
  • Khu nhà sàn hoạt động cộng đồng: Gồm 1 nhà sàn chính và quy hoạch 1 nhà tre phục vụ nhóm bạn, cơ quan, tổ chức.
  • Khu lưu trú: Dự án xây dựng khu homestay, với sức chứa khoảng 30 – 50 người.
  • Khu sân khấu trung tâm: Sân khấu tròn tổ chức các hoạt động ngoài trời, đốt lửa trại.
  • Khu học sinh: gồm khu nhà nghỉ, có sức chứa 500 – 1.000 em và sân chơi ngoài trời, phục vụ các trò chơi dân gian, lễ hội,…

2.    Các khu vui chơi trãi nghiệm.

  • Khu trại nuôi heo rừng lai: 30 heo nái sinh sản, 240 heo thịt.
  • Khu trại nuôi gà: 200 gà thả vườn.
  • Khu ao nuôi thủy sản các loại: Bố trí 10 ao nuôi cá trải nghiệm và 1 ao lớn câu cá giải trí kết hợp chòi (vọng lâu) xung quanh bờ.

Khu trang trại chăn nuôi:

Khu trồng trọt: Khu trồng cây ăn quả (Cam, ổi giòn, ….)

IV. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

TTNội dungDiện tích (m²)Tỷ lệ (%)
I.1Khu lễ tân – dịch vụ4.0165,578
1Khu lễ tân7861,092
2Khu nhà hàng3000,417
3Khu nhà sàn3500,486
4Khu lưu trú.4800,667
5Khu sân khấu trung tâm7000,972
6Khu học sinh1.4001,944
I.2Khu vui chơi trải nghiệm về quê61.73085,736
1Khu trang trại chăn nuôi6.2308,653
1.1Khu nuôi heo rừng lai9201,278
1.2Khu chuồng nuôi dê các loại3.9505,486
1.3Chuồng nuôi gà thả vườn (kết hợp thả trong vườn cây ăn quả)600,083
1.4Chuồng nuôi vịt đẻ trứng1000,139
1.5Khu ao nuôi thủy sản các loại kết hợp câu cá, ao bắt cá trải nghiệm1.2001,667
2Khu trồng trọt55.50077,083
2.1Khu trồng cây ăn quả22.00030,556
2.2Khu cấy lúa trải nghiệm3.0004,167
2.3Khu trồng rau30.50042,361
Khu trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP30.00041,667
Nhà lưới trồng rau công nghệ cao5000,694
I.3Các hạng mục tổng thể và sơ chế đóng gói dán mã vạch rau quả các loại6.2548,686
1Nhà sơ chế đóng gói rau quả1.0001,389
2Hệ thống giao thông tổng thể5.2547,297
Tổng cộng72.000100,000

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng11.099.600
I.1Khu lễ tân – dịch vụ3.458.600
1Khu lễ tân544.600
2Khu nhà hàng630.000
3Khu nhà sàn540.000
4Khu lưu trú.519.000
5Khu sân khấu trung tâm420.000
6Khu học sinh1.120.000
I.2Khu vui chơi trải nghiệm về quê1.942.900
1Khu trang trại chăn nuôi758.900
2Khu trồng trọt1.184.000
I.3Các hạng mục tổng thể và sơ chế đóng gói dán mã vạch rau quả các loại5.698.100
1Hệ thống cấp điện tổng thể1.400.000
2Hệ thống công nghệ thông tin60.000
3Hệ thống cấp nước tổng thể khu nhà máy300.000
4Khu xử lý nước thải1.200.000
5Hệ thống thoát nước tổng thể khu nhà máy150.000
6Nhà sơ chế đóng gói rau quả1.800.000
7Hệ thống giao thông tổng thể788.100
IIThiết bị4.439.800
IIIChi phí quản lý dự án 478.068
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác3.392.330
VDự phòng phí1.940.980
 Tổng cộng21.350.777

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm thứ 2 (sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động) phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (do Công ty ACC phân tích) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 218% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (do Công ty ACC phân tích) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,62 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,62 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,56 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,56 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,92%).

Theo bảng do Công ty lập dự án Á Châu phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 8.

Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 6 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,92%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán do Công ty ACC phân tích NPV = 18.367.041.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 29.367.041.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán do Công ty ACC phân tích cho thấy IRR = 24,45% > 9,92% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

__________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477

0908 551 477