Dự án trồng và chiết xuất dược liệu công nghệ cao Xuyên Mộc

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường.

Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay.

Từ những yếu tố phân tích trên, Công ty TNHH Nông sản Thần Nông phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành lập dự án “Đầu tư trồng và chiết xuất cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tại huyện Xuyên Mộc”.

II. Quy mô đầu tư của dự án.

Với tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án là 31,6 ha. Trong đó bao gồm tất cả các công trình và hạng mục phụ trợ được đầu tư đồng bộ. Cụ thể:

  • Khu trồng sả chanh theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 130.000 m2;
  • Khu trồng húng quế theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 130.000 m2;
  • Còn lại là quy mô diện tích đầu tư các công trình tổng thể, phụ trợ như: Văn phòng điều hành, xưởng chiết xuất tinh dầu dược liệu, giao thông nội bộ và hồ chứa nước tưới,….

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.

Địa điểm thực hiện dự án. Gồm 2 khu vực riêng biệt:

  • Địa điểm trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao: Xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Địa điểm xây dựng nhà máy chiết xuất tinh dầu dược liệu: Khu Hầm Cát, ấp An Phước, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

IV. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

Bảng Nhu cầu sử dụng đất của dự án

TTNội dungDiện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
IKhu chiết xuất tinh dầu dược liệu16.0005,063
1Văn phòng và nhà điều hành4000,127
2Nhà trực công nhân viên3000,095
3Nhà bảo vệ360,011
4Kho chứa nguyên liệu chế biến2000,063
5Xưởng chiết xuất dược liệu1.5000,475
6Kho thành phẩm1000,032
7Giao thông nội bộ2.4000,759
8Cây xanh cảnh quan11.0643,501
IIKhu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao300.00094,937
1Sản xuất299.75094,858
Khu trồng sả chanh theo tiêu chuẩn GACP-WHO130.00041,139
Khu trồng húng quế theo tiêu chuẩn GACP-WHO130.00041,139
Giao thông nội đồng27.7508,782
Hồ chứa nước tưới12.0003,797
2Các hạng mục phụ trợ2500,079
Nhà điều hành sản xuất và phòng thí nghiệm1500,047
Nhà trực sản xuất1000,032
 Tổng cộng316.000100,000

V. Tổng vốn đầu tư của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng12.373.300
I.1Khu chiết xuất tinh dầu dược liệu5.040.800
1Văn phòng và nhà điều hành600.000
2Nhà trực công nhân viên450.000
3Nhà bảo vệ46.800
4Kho chứa nguyên liệu chế biến240.000
5Xưởng chiết xuất dược liệu2.700.000
6Kho thành phẩm120.000
7Giao thông nội bộ504.000
8Hàng rào bảo vệ380.000
I.2Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao5.997.500
1Sản xuất4.662.500
Khu trồng sả chanh theo tiêu chuẩn GACP-WHO780.000
Khu trồng húng quế theo tiêu chuẩn GACP-WHO650.000
Giao thông nội đồng3.052.500
Hồ chứa nước tưới180.000
2Các hạng mục phụ trợ1.335.000
IIThiết bị1.900.000
IIIChi phí quản lý dự án 423.609
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác2.251.504
 Tổng cộng16.948.413

VI. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 8 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1,8 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 218% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,54 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,54 đồng thu nhập cho 20 năm thời kỳ phân tích dự án. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,6 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,6 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,69%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6.

Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 2 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Trong đó:

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,69%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 26.279.437.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 26.279.437.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 27,15% > 8,69% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

_________________________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7. Hotline: 0908 551 477

0908 551 477