Dự án trồng rừng nghèo kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán

I. Tổng quan dự án.

Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích rừng nghèo kiệt tương đối lớn so với các địa phương trong tỉnh. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; thực tế hiện tại diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh. Tình trạng thiếu đất sản xuất kéo theo hệ luỵ gây áp lực lớn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Hiện nay, do ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên chính sách hưởng lợi của người dân được giao rừng chưa đáp ứng yêu cầu; người dân sống gần rừng nhưng chưa sống được nhờ vào nghề rừng. Để giải quyết đất sản xuất lâm nghiệp, tăng thu nhập bền vững cho người dân thì cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là hướng đi đúng, phù hợp với tình hình thực tế của huyện nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Từ những yếu tố trên, để phát triển bền vững, Chủ đấu tư phối hợp với Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án Cải tạo trồng rừng nghèo kiệt kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Nội dung dự án, thể hiện cơ bản như sau:

II. Mục tiêu của dự án.

1. Mục tiêu chung.

Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tập trung công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, giải quyết vấn đề đất sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ dân, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả; khai thác, tốt tiềm năng đất sản xuất Lâm nghiệp hiện có trên địa bàn để phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường khả năng phòng hộ của rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân được giao đất lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên trên 75%.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Cải tạo rừng bạch đàn nghèo kiệt để trồng các loại cây gỗ quý và dược liệu quý;
  • Xây dựng khu trồng rừng gáo lấy gỗ với tổng diện tích là khoảng 300ha;
  • Xây dựng và hình thành khu trồng rừng Ba Kích dược liệu với tổng diện tích là khoảng 200ha.
  • Đầu tư xây dựng mới xưởng chế biến pellet (viên đốt) từ gỗ công suất 50.000 tấn/năm.
  • Tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng, góp phần nâng cao thu nhập và đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và bảo vệ rừng theo quy định.
  • Góp phần thành công vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

III. Quy mô đầu tư của dự án.

  • Trồng cây Gáo lấy gỗ: 294 ha.
  • Trồng cây Ba Kích dược liệu: 197 ha.
  • Xưởng chế biến pellet (viên đốt) từ gỗ công suất 50.000 tấn/năm.

VI. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án

STTDanh mụcĐVTDiện tíchTỷ lệ

 (%)

1Khu trồng cây Gáoha298,559,7
Diện tích trồng294,058,8
Giao thông nội khu và công trình phụ trợ4,50,9
2Khu trồng cây Ba Kích dược liệu199,539,9
Diện tích trồng197,039,4
Giao thông nội khu và công trình phụ trợ2,50,5
3Khu điều hành và chế biếnha2,00,4
 Tổng cộng 500100,0

V. Tổng vốn đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là 160.018.915.000 đồng. Trong đó bao gồm:

  • Chi phí xây dựng vườn cây và hạng mục phụ trợ: 69.212.200.000 đồng
  • Chi phí thiết bị: 13.615.000.000 đồng.
  • Chi phí quản lý dự án: …………………….. đồng.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 705.062.000 đồng.
  • Chi phí khác: 75.438.060 đồng.

VI. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 8 – 17 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 370% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,11 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,11 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 4 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 3 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 2 năm 2 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,23 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,23 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,04%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 4 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 3.

Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,04%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 326.637.712.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 326.637.712.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 24,1% > 9,04% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7 – Hotline: 0908 551 477

0908 551 477