Dự án trồng rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao tại Lào

I. Bối cảnh lập dự án.

Để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng. Ngành nông nghiệp của Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã và đang triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn đến năm 2030. Bên cạnh đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, bước đầu tạo được nguồn ngân sách quan trọng để hỗ trợ người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng…

Song, dường như cơ chế, chính sách vẫn chưa đủ hiệu quả để bảo vệ mầu xanh của những cánh rừng, thúc đẩy giá trị kinh tế của rừng. Bằng chứng là rừng tiếp tục bị mất, còn đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế của đất nước Lào chưa tương xứng với tiềm năng, khi tỷ trọng giá trị sản xuất chỉ chiếm khoảng 2% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Những người giữ rừng, trồng rừng chưa thật sự sống được từ rừng.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Để nâng cao giá trị của rừng, nhất là rừng trồng, cần định hướng phát triển rừng tạo ra môi trường sinh thái bền vững; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo đúng quy định của pháp luật; chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào chọn tạo giống, trồng, chăm sóc rừng, cũng như xây dựng nhà máy chế biến, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của rừng trồng là yếu tố tiên quyết nâng cao giá trị.

Từ những phân tích trên, để chung tay góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, phù hợp với quy định, định hướng phát triển của nhà nước. Kết hợp với việc nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách của Chính phủ Nước Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào. chủ đầu tư phối hợp với Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Trồng rừng, khai thác – chế biến gỗ tại Lào xuất khẩu sang Việt Nam và các nước khác” một trong những địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển lâm nghiệp một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được thị trường đón nhận, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm lâm nghiệp, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần cải thiện môi trường sinh thái chúng tôi tin rằng dự án “Trồng rừng, khai thác – chế biến gỗ tại Lào xuất khẩu sang Việt Nam và các nước khác” là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

III. Mục tiêu của dự án.

  •  Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng rừng bền vững.
  • Xây dựng thành công mô hình trồng rừng nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo rừng vừa hướng đến xuất khẩu:
  • Trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được các đai rừng, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh, tạo ra tiểu khí hậu trong vùng góp phần làm thay đổi theo hướng bền vững về mặt môi trường của vùng.
  • Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
  • Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh.

IV. Quy mô đầu tư của dự án.

TTNội dungDiện tích (m²)Tỷ lệ (%)
ITrồng rừng 9.514.776 95,148
1Trồng rừng9.514.49695,145
2Chốt bảo vệ rừng (14 chốt)2800,003
IICác công trình xây dựng35.224 0,352
I.2Các công trình phụ trợ 10.6480,106
Nhà điều hành5000,005
Nhà nghỉ công nhân viên, chuyên gia 1.5000,015
Nhà bảo vệ480,000
Kho chứa nguyên vật liệu trồng trọt6000,006
Giao thông, sân bãi khu điều hành 3.0000,030
Cây xanh cảnh quan khu điều hành 5.0000,050
I.3Khu chế biến gỗ 24.5760,246
2Nhà kho chứa thành phẩm 1.0000,010
3Nhà xưởng cưa xẻ gỗ 12.0000,120
4Nhà đặt lò hơi3000,003
5Nhà sấy 2.9400,029
6Sân bãi chứa nguyên liệu, giao thông nội bộ 8.0000,080
7Nhà để xe3000,003
8Nhà bảo vệ360,000
IVCác hạng mục tổng thể450.000 4,500
Hồ chứa nước tưới và phòng chống cháy rừng (quy mô mỗi hồ khoảng 2 ha) 100.0001,000
Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể 350.0003,500
Tổng cộng10.000.000 100,000

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)
IXây dựng234.999.024
I.1Trồng rừng62.348.224
1Trồng rừng 61.844.224
2Chốt bảo vệ rừng (14 chốt)504.000
I.2Các công trình phụ trợ9.453.600
1Nhà điều hành 1.500.000
2Nhà nghỉ công nhân viên, chuyên gia 4.500.000
3Nhà bảo vệ153.600
4Kho chứa nguyên vật liệu trồng trọt 1.500.000
5Giao thông, sân bãi khu điều hành 1.050.000
6Cây xanh cảnh quan khu điều hành750.000
I.3Khu chế biến gỗ 59.397.200
1Nhà kho chứa thành phẩm 2.500.000
2Nhà xưởng cưa xẻ gỗ 30.000.000
3Nhà đặt lò hơi630.000
4Nhà sấy 11.172.000
5Sân bãi chứa nguyên liệu, giao thông nội bộ 2.800.000
6Nhà để xe600.000
7Nhà bảo vệ115.200
8Các hạng mục phụ trợ 11.580.000
Hệ thống cấp điện tổng thể 4.500.000
Hệ thống công nghệ thông tin180.000
Hệ thống cấp nước tổng thể khu nhà máy600.000
Khu xử lý nước thải 4.800.000
Hệ thống thoát nước tổng thể khu nhà máy 1.500.000
I.4Các hạng mục tổng thể103.800.000
1Hệ thống cấp điện tổng thể 20.000.000
2Hệ thống thông tin liên lạc 1.800.000
3Hồ chứa nước tưới và phòng chống cháy rừng (quy mô mỗi hồ khoảng 2 ha) 8.500.000
4Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể 73.500.000
IIThiết bị 32.065.000
1Dây chuyền cưa xẻ gỗ 11.260.000
2Dây chuyền sấy tự động 7.200.000
3Hệ thống tẩm thuốc chống mối mọt 4.200.000
4Lò hơi975.000
5Máy cày các loại 5.200.000
6Xe tải 2,5 tấn 2.480.000
7Máy phát điện 150KVA280.000
8Thiết bị văn phòng điều hành320.000
9Dụng cụ cầm tay các loại150.000
IIIChi phí quản lý dự án 4.415.164
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng 9.347.339
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi183.145
2Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi930.584
3Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 4.177.644
4Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi172.462
5Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng169.734
6Chi phí thẩm tra dự toán162.684
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng152.963
8Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB68.290
9Chi phí giám sát thi công xây dựng 2.768.611
10Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị181.223
11Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường380.000
VChi phí khác(Gk) 26.160.354
1Lãi vay trong giai đoạn xây dựng cơ bản 18.160.354
2Thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng 8.000.000
VIChi phí dự phòng 27.492.188
 Tổng cộng334.479.068

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 34 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 170% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,84 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,84 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,94 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,94 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,36%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.

Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 2 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,36%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 251.355.228.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 251.355.228.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 17,66% > 7,36% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

——————————————-

Nhận viết dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, hoàn thiện hồ sơ để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, xin giao đất trồng rừng, sx nông nghiệp… được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Cam kết thực hiện Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp. Tư vấn hỗ trợ 24/7. hotline: 0908 551 477

0908 551 477