Dự án sản xuất giống mía thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Giống cây trồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có tiến bộ về giống, chúng ta đã chủ động về thâm canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, lạc, cây ăn quả,… trong đó có cây mía.

Hiện nay, do ngành công nghiệp chế biến đường phát triển mạnh, nhu cầu nguyên liệu ngày càng lớn, sức ép vì giá đường thấp càng tăng thì yêu cầu về giống mía tốt, năng suất cao, chín rải vụ ngày càng bức xúc.

Giống mía hiện có ở nước ta khá phong phú, từ các giống mía hoang dại còn tồn tại ở một số vùng như mía lau, mía gie, mía đế,… đến các giống mía được lai tạo tại Việt Nam hoặc có nguồn gốc từ nhiều nước khác trên thế giới.

Ngành công nghiệp chế biến đường chỉ có thể tồn tại, phát triển bền vững và có hiệu quả khi có đủ nguồn nguyên liệu mía đầu vào đạt chất lượng, đáp ứng theo công suất và kế hoạch chế biến của nhà máy.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Việc sản xuất mía chưa mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người trồng mía. Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng ngành mía đường ngày càng phát triển bền vững, tồn tại đi lên trong cơ chế thị trường thì trước hết phải chuyển biến mạnh mẽ, có những bước đột phá.

Trong lĩnh vực phát triển giống mía tốt có năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của sản xuất mía và chế biến đường, những giống phải phù hợp với từng vùng sinh thái một cách hiệu quả và là hướng đi nhanh nhất.

Để giải quyết vấn đề trên chủ đầu tư thuê Công ty cổ phần lập dự án Á Châu viết dự án “Dự án sản xuất giống mía” việc thực hiện dự án là hướng đi cần thiết và cấp bách góp phần giải quyết các vấn đề trên để phát triển ngành mía đường.

III. Mục tiêu của dự án.

1. Mục tiêu chung.

Góp phần Phát triển các giống mía có năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp cho vùng nguyên liệu, đạt tỷ lệ sử dụng giống mới lên khoảng trên 85%; nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân; sản xuất mía theo hướng bền vững và ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sản xuất, cung ứng giống mía; tăng cường lực lượng nghiên cứu ứng dụng về giống mía; đồng thời hình thành ổn định mạng lưới nhân giống mía tại các vùng sinh thái.

Nhằm cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu phát triển mía đường đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước ta, Dự án “Sản xuất giống mía, giai đoạn 2016 – 2020” hướng tới mục tiêu như sau:

Đưa năng suất mía bình quân đạt trên : 70 tấn/ha.

Chữ đường bình quân : CCS ³

Năng suất đường bình quân đạt trên : 7.000 kg/ha – 7.500 kg/ha.

2. Mục tiêu cụ thể.

Đến năm 2020 phát triển được 5 – 10 giống mía mới có chất lượng, năng suất cao, phù hợp cơ cấu chín rải vụ tại các vùng sinh thái.

Góp phần chuyển đổi cơ cấu giống mới đạt năng suất và chất lượng tại các vùng sinh thái, cụ thể: Nam Trung bộ – Tây Nguyên (³ 70 tấn/ha, CCS³11%), Đông Nam bộ (³80 tấn/ha, CCS³11%), Tây Nam bộ (³ 100 tấn/ha, CCS³10%).

Nhân giống: Đạt 250.000 cây giống gốc và 9.000 tấn giống cung cấp cho sản xuất giai đoạn 2016 – 2020, với năng suất đường: 7.000 – 7.500 kg/ha.

Tăng cường năng lực sản xuất giống thông qua: Nâng cấp cơ sở vật chất cho Viện và và tập huấn đào tạo cán bộ, nông dân sản xuất giống.

IV. Những nội dung đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp.

1. Duy trì giống gốc.

Quy mô duy trì vườn giống gốc: 5 giống x 1 ha/giống x 5 năm = 25 ha.

Địa điểm thực hiện: Xã Phú An, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Các giống cần duy trì: VN09-108; KK3; LK92-11 hoặc K83-29; VĐ93-159; K95-156 hoặc VĐ00-236,…

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Mía đường.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 – 2020.

2. Nhập nội giống mía mới.

Nhập nội giống mía mới: Dự án nhập nội những giống mía mới mà trong nước chưa có hoặc còn thiếu để nhân nhanh đưa vào sản xuất. Quy mô nhập nội giống mía mới là: 10 tấn/giống x 5 giống = 50 tấn.

Dự kiến nguồn nhập nội từ các Quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan,…

Các giống dự kiến nhập: …….

Thời gian nhập nội giống: Năm 2016 – 2017.

3. Sản xuất giống mía gốc.

Cơ sở tính toán về nhu cầu cung cấp giống gốc với định hướng ổn định phát triển diện tích trồng mía của cả nước là khoảng 300.000 ha là:

  • Diện tích mía trồng mới hàng năm là: 300.000 ha x 30% = 120.000 ha. Nên lượng giống sản xuất ngoài đại trà (thương phẩm) cần để đáp ứng cho sản xuất là 8 tấn x 120.000 ha= 960.000 tấn. Trong đó khoảng 20% (200.000 tấn) được lấy từ ngọn mía khi thu hoạch mía nguyên liệu.
  • Để đáp ứng được lượng giống đại trà (thương phẩm) ngoài sản xuất trên cần diện tích nhân giống là: (960.000 – 200.000) : 50 tấn (năng suất mía giống/ha/vụ) = 15.200ha.
  • Với diện tích nhân giống hàng năm là 15.200 ha, thì diện tích trồng mới để lấy giống kiểm định (thu vụ tơ và vụ gốc 1) là 15.200 ha : 2 x 40% = 3.040 ha. Như vậy để đáp ứng cho diện tích trồng mới nhân giống kiểm định cần một lượng giống cơ bản là: 3.040 ha x 8 tấn/ha = 24.320 tấn.

Để đáp ứng được lượng giống gốc (giống cơ bản) trên, cần diện tích nhân giống là (thu vụ mía tơ và gốc 1) 24.320 tấn : 40 tấn (năng suất/ha/vụ) : 2 = 304 ha.

Như vậy nhu cầu về giống cơ bản là rất lớn, trong giai đoạn 2016 – 2020, cả nước cần khoảng 304 ha x 5 năm = 1.520 ha để nhân giống gốc.

Viện Nghiên cứu Mía đường chỉ tiến hành nhân khoảng 230 ha (trung bình khoảng 46ha/năm), đáp ứng được khoảng 15,13% tổng nhu cầu thị trường.\

Phần còn lại Viện Nghiên cứu Mía đường chỉ làm nhiệm vụ xác định giống đạt chất lượng để làm cơ sở cho các đơn vị khác trong nước nhập giống hoặc sản xuất đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.

Quy mô sản xuất giống gốc của dự án:

Sản xuất giống gốc bằng phương pháp nuôi cấy mô: 50.000 cây/năm x 5 năm = 250.000 cây giống.

Sản xuất giống gốc bằng hom: 230 ha. Trong đó, gồm:

Vụ tơ: 5 ha nhập nội + 125 ha nhân giống bằng hom = 130 ha.

Vụ gốc: 25 ha/năm x 4 năm = 100 ha.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 – 2020.

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Mía đường và các đơn vị tham gia trong hợp phần.

4. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp.

  • Xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp đạt bình quân về năng suất và chất lượng cụ thể như sau:
  • Quy mô thực hiện hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp: 1 quy trình.
  • Địa điểm thực hiện: Vùng mía miền Đông Nam bộ: Năng suất bình quân đạt trên 75 tấn/ha, CCS bình quân > 10.

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Mía đường.

5. Tập huấn quy trình công nghệ sản xuất giống mới sạch bệnh 3 cấp.

Dự án tổ chức 50 lớp tập huấn, tương đương với khoảng 1.500 – 2.000 người cho cán bộ nông vụ, kỹ thuật của các công ty đường và những người làm công tác giống.

Trong đó 20 lớp tại Trung tâm và 30 lớp tại các Công ty đường, phân chia theo vùng như sau:

  • Núi phía bắc và Bắc Trung bộ : 10 lớp
  • Nam Trung bộ : 10 lớp.
  • Tây nguyên : 10 lớp.
  • Đông Nam bộ : 10 lớp.
  • Tây Nam bộ : 10 lớp.

V. Tổng mức đầu tư

 STTDanh mụcThành tiền
(1.000 đồng)
 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ22.757.740
IChi phí thực hiện vốn sự nghiệp22.046.247
1Duy trì giống gốc:1.783.320
2Sản xuất giống gốc:17.909.260
 – Bằng cây cấy mô: 
 + Vụ tơ:1.389.960
 + Vụ gốc I:348.300
 – Bằng hom thân: 
 + Vụ tơ:10.366.000
 + Vụ gốc I:5.805.000
3Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp373.667
4Tập huấn quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp: 10 lớp (40 người/lớp)/năm x 4 năm1.980.000
IIChi phí khác711.493
1Lập dự án110.231
2Quản lý dự án601.261

VI. Nguồn vốn của dự án.

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)Nguồn vốn
Ngân sáchTự huy động
 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (Vốn sự nghiệp)27.464.57616.535.67610.928.900
IChi phí thực hiện vốn Sự nghiệp26.962.10016.033.20010.928.900
1Duy trì giống gốc1.966.5001.966.500 
2Nhập nội giống750.000750.000 
3Sản xuất giống gốc21.380.80010.690.40010.690.400
 – Sản xuất giống gốc từ cấy mô2.100.0001.050.0001.050.000
 – Sản xuất giống gốc bằng hom – vụ tơ13.475.8006.737.9006.737.900
 – Sản xuất giống gốc bằng hom – vụ gốc5.805.0002.902.5002.902.500
4Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp817.300578.800238.500
5Tập huấn quy trình công nghệ sản xuất giống2.047.5002.047.500 
IIChi phí khác502.476502.476– 
1Lập dự án134.811134.811 
2Quản lý dự án367.665367.665 

VI. Hiệu quả của dự án.

1. Hiệu quả trực tiếp.

  • Đáp ứng được khoảng 13 – 15% lượng giống cơ bản cung cấp cho trồng mới để sản xuất giống kiểm định.
  • Nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ của các đơn vị làm công tác giống.
  • Tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ mới trong công tác giống của các nước có nền nông nghiệp, đặc biệt là ngành mía đường phát triển trên Thế giới.

2. Hiệu quả gián tiếp.

Tập huấn cán bộ kỹ thuật cho các Trung tâm vùng và các trại giống cùng những người trồng mía, đây là lực lượng quan trọng trong công tác giống.

Góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chương trình xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, thâm canh năng suất cao.

Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong các lãnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tạo tiền đề cho tiến trình xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, không ngừng nâng cao thu nhập và ổn định cho người trồng mía.

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn 24/7 – Hotline: 0908 551 477

0908 551 477