Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một “hướng đi mới”, bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá… Việt Nam nói chung cũng đã có một số mô hình du lịch nông nghiệp.

Tuy nhiên, số lượng các trang trại mang tính giáo dục, phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của du khách còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi nhiều hơn thế.

Phú Quốc là một huyện có thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm còn rất hạn chế trên địa bàn; cùng với việc chiểm ngưỡng, check in vườn tiêu đặc sắc của trang trại.

So với hồ tiêu được trồng ở những địa phương khác, Phú Quốc có loại hồ tiêu nổi tiếng với vị cay nồng và mùi thơm đậm hơn hẳn. Các vườn tiêu tại Phú Quốc được đánh giá là tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch, góp phần nâng cao dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của đảo. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát triển vườn tiêu là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Ngoài ra, Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có cây hồ tiêu Phú Quốc là xu thế phát triển nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.

– Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm và cây hoa cảnh của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% – 12% so với hiện nay nên đòi hỏi nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà cả là chất lượng. Nhu cầu thực phẩm sạch cũng “nóng” lên hàng ngày. Hàng nông sản làm sao phải ngon, bổ, rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Nông nghiệp thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp công nghệ cao” là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế biến, bảo quản… để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.

Tuy nhiên, từ những nền tảng ban đầu đó đến việc xây dựng dự án Bảo tồn và phát triển tiêu Phú Quốc kết hợp du lịch trải nghiệm” thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và là địa chỉ du lịch sinh thái một cách đa năng.

II. Mục tiêu dự án.

Góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; giải quyết việc làm, trở thành địa điểm du lịch nông nghiệp trải nghiệm hấp dẫn của Phú Quốc.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua tăng cường năng lực sản xuất, điều hành và hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
  • Hướng đến mô hình du lịch trải nghiệm với tiêu chí du khách được tham gia tất cả các khâu từ sản xuất đến hưởng thụ thành quả từ hoạt động, xây dựng thương hiệu thông qua du lịch và trải nghiệm thực tế, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Dự án tổ chức sản xuất các sản phẩm chính như: Bảo tồn và phát triển cây tiêu Phú Quốc và sản xuất giống nấm, linh chi đỏ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • Đảm bảo đủ năng lực để tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường.
  • Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng uy tín của sản phẩm trên thị trường du lịch huyện nhà.

III. Quy mô sản xuất của dự án.

Với sự đầu tư một cách đồng bộ, dự án Nông trại giáo dục – trải nghiệm được quy hoạch thành 3 khu vui chơi, 6 khu chức năng và 1 khu nhà ở cán bộ công nhân viên. Cụ thể như sau:

1. Các khu dịch vụ chức năng. Gồm 6 phân khu:

  • Phân khu nhà lễ tân: Điểm bán vé, check in, giới thiệu các sản phẩm của nông trại.
  • Phân khu nhà hàng: Phục vụ ăn uống, tiệc nướng, tiệc buffet, đặc sản.
  • Phân khu nhà sàn hoạt động cộng đồng: Gồm 1 nhà sàn chính và quy hoạch 1 nhà tre phục vụ nhóm bạn, cơ quan, tổ chức nghỉ ngơi.
  • Phân khu lưu trú: Dự án xây dựng các homestay – Bungalow, với sức chứa khoảng 80 – 100 người.
  • Phân khu sân khấu trung tâm: Sân khấu tròn tổ chức các hoạt động ngoài trời và đài hoa cảnh quan.
  • Khu học sinh: gồm khu nhà nghỉ tạm, có sức chứa 200 – 300 em – du khách đoàn, khu WC riêng và sân chơi ngoài trời, phục vụ các trò chơi dân gian,
  • Tổ chức lễ hội cộng đồng,…
  • Kết hợp các công ty sự kiện tổ chức tour trải nghiệm.

2. Các khu bảo tồn tiêu phú quốc và sản xuất nấm linh chi đỏ, kết hợp vui chơi trải nghiệm.

  • Khu sản xuất nấm linh chi đỏ.
  • Khu bảo tồn và phát triển cây tiêu Phú Quốc. Giúp du khách biết đến những điều thú vị, nguồn gốc và kỹ thuật canh tác cây tiêu trên đảo.

IV. Tổng vốn đầu tư của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)
IXây dựng96.539.600
IIThiết bị18.206.000
IIIChi phí quản lý dự án2.081.381
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác7.646.405
VDự phòng phí12.447.339
 Tổng cộng136.920.724

V. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.

Tổng mức đầu tư: 136.920.724.000 đồng. Trong đó:

  • Vốn tự có : 45.124.244.000 đồng.
  • Vốn vay tín dụng : 91.796.480.000 đồng.

2.  Phương án vay.

  • Số tiền : 91.796.480.000 đồng.
  • Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
  • Ân hạn : 1 năm.
  • Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 10%/năm.
  • Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

3. Các thông số tài chính của dự án.

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 159% trả được nợ.

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,62 lần, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 9 tháng kể từ ngày hoạt động.

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,65 cho ta thấy, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,68%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.

Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động.

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 85.930.746.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,97% > 8,68% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_________________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7. Hotline: 0908 551 477

0908 551 477