Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ gỗ và hàng may mặc

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

1. Đối với ngành gỗ.

Tổng giá trị thị trường đồ gỗ toàn cầu dự báo năm 2018 đạt khoảng 500 tỷ USD. Đây là con số dự đoán do Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL) tổng hợp dựa trên số liệu từ 70 quốc gia có lượng giao dịch đồ gỗ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, nhập khẩu đồ gỗ nội thất lại tăng trưởng trở lại nhưng cấp độ khác nhau theo từng nước. Tính tới năm 2013, hai thị trường Hoa Kỳ và Canada đã đạt và vượt mức giá trị nhập khẩu trước thời kỳ suy thoái, trong khi các quốc gia ở Châu Âu mới đang trong quá trình phục hồi.

Sức tiêu thụ mặt hàng này được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khác nhau tại các khu vực trên toàn thế giới, trong đó các nền kinh tế đã phát triển sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển. Tăng trưởng nhanh ở các quốc gia đang phát triến cụ thể là ở Châu Á.

Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Vì vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà máy là hướng đi đúng để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Góp phần gia tăng giá trị của ngành gỗ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

2. Đối với ngành may mặc.

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ…

Để giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có tiềm năng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh. Đặc biệt, để tận dụng được cơ hội khi Hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam – EU có hiệu lực.

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu dệt may chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tập trung khai thác các thị trường còn dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, Asean…

Từ những yếu tố phân tích trên, để phát triển trong thời kỳ mới, với lợi thế là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nêu trên, Công ty Triệu Phước Lộc phối hợp với Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ gỗ, hàng may mặc, thảm và chăn đệm” .

II. Mục tiêu dự án.

  1. Ngành gỗ: đầu tư nhà máy chế biến gỗ với dây chuyền công nghệ hiện đại để hàng năm sản xuất ra khoảng 100.000 sản phẩm các loại/năm. Gồm các sản phẩm chính như sau: Gỗ điêu khắc (máy và thủ công); Định hình chân cọp, tiện tròn, chạy xoắn, chạy múi; Poly – PU giả gỗ; Tay nắm, nút bít, chốt gỗ; Các loại tủ, kệ, ghế, bàn, khung và giường cao cấp.
  2. Sản xuất và gia công áo sơ mi, áo thun, quần các loại phục vụ xuất khẩu với quy mô 1 triệu đơn vị sản phẩm/năm; thảm và chăn đệm với quy mô 1,5 triệu đơn vị sản phẩm/năm.
  3. Góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  4. Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
  5. Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế hình thành từ dự án.

II. Quy mô sản xuất của dự án.

  1. Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ nội thất với dây chuyền công nghệ hiện đại để hàng năm sản xuất ra khoảng 100.000 sản phẩm đồ gỗ các loại/năm.
  2. Đầu tư đồng bộ hệ thống máy để sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất các mặt hàng như:
  3. Sản xuất và gia công áo sơ mi:
  • Sản xuất và gia công áo thun:
  • Sản xuất và gia công quần:
  • Chăn và thảm các loại.

III. Tổng mức đầu tư của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)
IXây dựng94.502.844
1Nhà văn phòng5.070.000
2Nhà xưởng 111.000.000
3Nhà xưởng 210.750.000
4Nhà xưởng 320.847.500
5Nhà xưởng 422.165.000
6Nhà kho + căn tin2.304.000
7Nhà xe2.150.400
8Nhà vệ sinh 384.000
9Sân bãi, giao thông nội bộ1.120.000
10Các hạng mục phụ trợ18.711.944
IIThiết bị148.681.500
II.1Thiết bị ngành gỗ141.997.000
II.2Thiết bị ngành may6.684.500
IIIChi phí quản lý dự án4.532.628
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác60.521.577
VDự phòng phí15.411.927
 Tổng cộng323.650.476

V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 32 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 246% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,30 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,30 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,06 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,06 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,70%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.

Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,70%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 300.618.136.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 300.618.136.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 21,23% > 8,70% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

__________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7. Hotline: 0908 551 477

0908 551 477