Dự án đầu tư xây dựng hệ thống kho, bến bãi nông sản tại cửa khẩu Thường Phước

I. Bối cảnh lập dự án.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thói quen của người tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm của cả nước; quy mô vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics đều rất lớn – đây là mảnh đất còn nhiều dư địa để các công ty trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.

Tuy nhiên cũng cần có đánh giá tổng quan về thực trạng kết cấu hạ tầng logistics.

Giai đoạn 2016 – 2020, hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư phát triển nhanh, phát huy hiệu quả cao; nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hoà các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển dịch vụ Logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới. Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Trong ngành nông nghiệp, việc đầu tư về logistics là vô cùng quan trọng vì thời gian vận chuyển và điều kiện lưu kho ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hư hỏng và chất lượng, hình thức của hàng hóa. Nếu không thể cải thiện vấn đề này thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khó có thể tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp ngành nông nghiệp và logistics vẫn chưa có được sự liên kết chặt chẽ. Giao dịch giữa hai bên phần lớn vẫn chỉ thực hiện dưới hình thức cho thuê theo hợp đồng chứ chưa có sự liên kết để hỗ trợ nhau về giá giúp nhau nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhiều công ty sản xuất lẫn logistics quy mô nhỏ chỉ có thể làm ăn nhỏ lẻ có tính thời vụ không đủ điều kiện để tạo cơ hội hợp tác phát triển.

Hiện nay logistics của ngành nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều bên thu mua vận chuyển và các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Những đơn vị này thường thiếu những trang thiết bị cơ sở vật chất để vận hành chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả dẫn đến tổn thất về cả lượng và chất.

Trong khi đó kinh nghiệm quốc tế cho thấy hình thành các chuỗi bảo quản lạnh sẽ đảm bảo ổn định cho các ngành hàng xuất khẩu nông nghiệp thủy sản và rau hoa quả trong tương lai.

Bên cạnh đó, so với các nước xung quanh, vận tải của Việt Nam mặc dù phát triển nhanh nhưng còn rất nhỏ bé. Các hãng của Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển vận tải hành khách chứ chưa chú trọng vào vận tải hàng hóa. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho ngành vận tải cũng đang thiếu rất nhiều. Từ những vấn đề trên, để phát triển trong giai đoạn tới, đồng thời chung tay góp phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động hiệu quả của toàn bộ khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước, là đầu mối giao thương thuỷ bộ giữa Việt Nam và Campuchia được hiệu quả. Chủ đầu tư phối hợp với Công ty CP Lập dự án Á Châu chúng tôi tiến hành nghiên cứu lập dự án Xây dựng hệ thống kho, bến bãi nông sản kính trình các cơ quan ban ngành có liên quan xem xét, hỗ trợ và cho phép Công ty chúng tôi đầu tư dự án theo đúng quy định hiện hành, trong thời gian sớm nhất.

III. Mục tiêu của dự án.

  • Đầu tư xây dựng kho, bến bãi tập kết hàng hoá, nguyên liệu, vật tư trước khi xuất cảng và lưu trữ bảo quản hàng hoá sau khi nhập cảng một cách đồng bộ của khu cửa khẩu Thường Phước.
  • Góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cửa khẩu quốc tế Thường Phước theo Quyết định số 1580/QĐ-TTg ngày 09/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 xác định đô thị cửa khẩu Thường Phước có tính chất là Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế đường thủy, bộ giữa Việt Nam và Campuchia; là đầu mối giao thương đường bộ, đường thủy; là trung tâm giao thương về kinh tế văn hóa, thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp, có vị trí an ninh – quốc phòng.

IV. Quy mô đầu tư của dự án.

Dự án đầu tư đồng bộ hệ thống kho bãi ứng dụng công nghệ quản lý kho thông minh. Bố trí hệ thống kệ kho công nghiệp nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình hoạt động. Gồm các hạng mục đầu tư và công năng như sau:

  1. Xây dựng hệ thống kho chứa các sản phẩm nông thuỷ sản,… với quy mô 2.400 m2 (tương đương 4.800 pallet – 3 tầng). Trong kho có bố trí các khu chứa hàng khô và khu lạnh (chứa nông thuỷ sản tươi sống).
  2. Đầu tư xây dựng trạm cân 50 tấn, kết hợp camera và phần mềm chuyên dụng để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý, khai thác và hoạt động của dự án.
  3. Xây dựng nhà căn tin và dịch vụ, nhằm phục vụ nội bộ cán bộ công nhân viên trong công ty hoạt động tại dự án, với quy mô là 150m2.
  4. Xây dựng nhà văn phòng điều hành, nhà chờ của dự án với quy mô là 400 m2 (trong nhà văn phòng điều hành có bố trí hệ thống thiết bị cân điện tử).
  5. Ngoài ra dự án còn đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng, giao thông, sân bãi và các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động của dự án.

V. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

TTNội dungDiện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
ICông trình chính3.320,0020,48
1Nhà dịch vụ, điều hành (văn phòng làm việc, nhà chờ)400,002,47
2Căn tin nội bộ150,000,93
3Nhà kho chứa hàng hoá2.400,0014,80
4Trạm cân 50 tấn70,000,43
5Khu kỹ thuật (sửa chữa nhỏ, bảo trì – bảo dưỡng kệ chứa hàng)300,001,85
IICác hạng mục tổng thể12.893,0079,52
1Sân bãi9.839,6160,69
2Hồ PCCC30,000,19
3Cây xanh3.023,3918,65
 Tổng cộng16.213,00100,00

VI. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
AXây dựng47.007.167
ICông trình chính16.995.000
IICác hạng mục tổng thể30.012.167
BThiết bị5.749.333
CChi phí quản lý dự án 1.391.189
DChi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.180.444
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi473.753
2Chi phí thiết kế bản vẽ thi công – TDT929.332
3Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi101.820
4Chi phí thẩm tra thiết kế công trình97.305
5Chi phí thẩm tra dự toán93.544
6Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng118.458
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB31.564
8Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.268.723
9Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị65.945
EChi phí khác 5.425.882
1Chi phí bảo hiểm công trình211.026
2Chi phí thẩm tra, phê duyệt, quyết toán công trình108.350
3Chi phí thủ tục đất đai và môi trường 2.750.000
4Chi phí kiểm toán độc lập156.506
5Chi khác (thủ tục, hồ sơ, phát sinh khác….) 2.200.000
FChi phí thủ tục đất đai (tạm tính) 12.000.000
GDự phòng phí 6.275.402
1Khối lượng phát sinh 3.137.701
2Yếu tố trượt giá 3.137.701
 Tổng cộng 81.029.417

VII. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch trả nợ vốn vay.

Khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 205% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 3,61 lần. Chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,61 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Theo phân tích đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư. Do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 9 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích của dự án. Như vậy PIp = 2,03 cho ta thấy. Chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,17%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.

Kết quả tính toán: Tp = 09 năm 8 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,17%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 38.615.900.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích cho thấy IRR = 15,49% > 9,17%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_____________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư. Vay vốn ngân hàng; huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477

0908 551 477