Dự án chăn nuôi dê kết hợp trồng cây dược liệu Điện Biên

I. Bối cảnh lập dự án.

Nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.

1. Về chăn nuôi gia súc:

          Ngành chăn nuôi dê là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nông nghiệp, đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Ngành chăn nuôi dêđóng góp 15% tổng số thực phẩm và 25% lượng đạm trong các bữa ăn.

Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi dêcung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu không dễ gì có được từ các sản phẩm cây thực phẩm khác.

Nhu cầu thịt tại các nước đang phát triển hiện đang tăng do thu nhập tăng, dân số tăng và quá trình đô thị hoá.

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này, sản xuất thịt toàn cầu dự kiến tăng từ con số hiện tại là 228 tấn lên 463 tấn vào năm 2050 với lượng đàn gia súc tăng từ 1,5 tỷ con lên 2,6 tỷ con và lượng dê và cừu tăng từ 1,7 tỷ con lên 2,7 tỷ con.

2. Đối với thị trường cây dược liệu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu

3. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới.

Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn.

II. Quy mô sản xuất của dự án.

  • Nuôi dê nhốt chuồng với quy mô khoảng 600 con sinh sản. Trong đó:
  • Dê cái: 585 con.
  • Dê đực là: 15 con (tỷ lệ dê đực – cái là 1/40)
  • Giống dê: Dự án sử dụng giống dê Bách Thảo.
  • Nguồn giống dự kiến nhập: Tại các trại giống thuộc Viện Chăn nuôi, nên tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đề ra.
  • Trồng cỏ thâm canh phục vụ chăn nuôi dê nhốt chuồng với quy mô là 2 ha.
  • Đầu tư khu trồng dược liệu có tổng diện tích là: 1,5 ha. Gồm:
  • Trồng cà gai leo với quy mô 0,5 ha. Mật độ trồng là 30.000 cây/ha (dự án chủ yếu trồng thử nghiệm).
  • Trồng Đinh lăng với quy mô là 1 ha (Mật độ trồng là 40.000 cây/ha).

II. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.

Dự án được thực hiện tại Bản Pá Cha, xã Ảng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

III. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án: 15.058.421.000 đồng. Trong đó:

  • Vốn huy động (tự có) : 9.028.535.000 đồng.
  • Vốn vay : 6.029.886.000 đồng.
  • Lãi vay: 10%/năm.
  • Thời gian vay 5 năm.
  • Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
  • Lãi vay: trả 1 lần/năm.
  • Gốc: trả cuối năm tài chính.
  • Nguồn trả nợ: Khấu hao + lợi nhuận.

IV. Nguồn thu của dự án.

Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn như sau:

  • Từ bán dê giống và dê thịt.
  • Từ sữa dê.
  • Từ dược liệu (Đinh lăng và cà gia leo). Dược liệu (Đinh Lăng): Với năng suất dự kiến khoảng 3 kg cho một gốc (cả thân, lá và củ), với mật độ đến khi thu hoạch đạt 40.000 gốc. Như vậy sản lượng sau 3 năm là khoảng 105 tấn/ha. Phương án sản xuất – kinh doanh dự kiến đến cuối năm thứ 3 thu lần đầu với 30% diện tích và các năm tiếp theo thu tương đương 30% tổng diện tích, để tạo nguồn thu đều qua các năm.

V. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 269% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,39 lần, dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 9 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,64 cho ta thấy, dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,4%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 7 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,4%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 8.602.312.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 18,54% > 8,4% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

VI. Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án.

Dự án“ Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi thả gia súc” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng.

Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ thuế, tạo ra công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, tạo thu nhập cho chủ đầu tư và niềm tin vào khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

Dự án mang lại thu nhâp cho chủ đầu tư, phục vụ tốt cho công tác cung cấp nguồn dược liệu làm thuốc chữa bệnh cho người dân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, Trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn còn làm gia tăng giá trị cho cây dược liệu, góp phần bảo tồn các cây thuốc quý hiếm, tránh khai thác tận diệt và bảo vệ môi trường.

Dự án triển khai sẽ góp phần thay đổi tập quán, phương thức chăn nuôi dê, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao kiến thức người dân.

_________________________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7. Hotline: 0908 551 477

0908 551 477